Nên hay không cho người nước ngoài mua bất động sản du lịch?

0
769

Bất động sản du lịch 2020 không chỉ xuất hiện thêm các xu hướng mới, mô hình mới mà còn xuất hiện các khu du lịch mới, đủ điều kiện, tiềm năng và “sức hút” với các nhà đầu tư không chỉ trong nước mà còn cả các nhà đầu tư nước ngoài.

Không thể phủ nhận rằng sự tăng trưởng vượt trội của ngành du lịch biển đã giúp cho thị trường bất động sản du lịch “lên ngôi” trong những năm gần đây tại Việt Nam.

Vậy bất động sản du lịch là gì?

Nên hay không cho người nước ngoài mua bất động sản du lịch? 1

Bất động sản du lịch là các bất động sản bao gồm biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn (Condotel), minihotel, shophouse, … được xây dựng ở bên trong các khu nghỉ dưỡng và được sử dụng để phục vụ những chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá tài nguyên du lịch hay kết hợp với các mục đích hợp pháp khác.

Ngành bất động sản du lịch đang phát triển mạnh mẽ

Nên hay không cho người nước ngoài mua bất động sản du lịch? 2
Ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phát biểu

Trước sự phát triển vượt trội của ngành du lịch, bất động sản du lịch được coi là con gà đẻ trứng vàng. Số liệu của Tổng cục Thống kê đưa ra rằng, 10 tháng đầu năm 2019, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 14,5 triệu lượt, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018. Trong số đó thì khách Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm khoảng 56% tổng lượng khách quốc tế.

Tổng cục Du lịch dự báo đến hết năm 2020, Việt Nam sẽ đón khoảng 21 triệu lượt khách quốc tế, và sang 2025 con số này sẽ tăng lên tới 32 triệu lượt. Theo đó, hết năm 2020, dự báo cả nước sẽ cần 650.000 – 700.000 phòng lưu trú; tới năm 2025 cần có từ 950.000 – 1.050.000 buồng lưu trú.

Có nên cho người nước ngoài sở hữu các Bất động sản du lịch hay không?

Ông Nguyễn Trọng Ninh – cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường Bất Động Sản (Bộ Xây dựng) – cho biết bộ đang có kế hoạch nghiên cứu, kiến nghị Thủ tướng cho phép sửa đổi Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS, tăng tỉ lệ sở hữu nhà ở của người nước ngoài và các tổ chức nước ngoài trong các tòa chung cư. Đồng thời, kiến nghị cho phép các cá nhân, tổ chức nước ngoài được mua và sở hữu các BĐS du lịch tại Việt Nam.

Đề xuất mới này đã gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, giới kinh doanh Bất động sản cũng như dư luận. Bởi nó sẽ tác động trực tiếp tới cục diện chung.

bat-dong-san-du-lich

Cũng theo ông Ninh, quy định của nhà nước về Luật nhà ở hiện nay đã cho phép các cá nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở khi đầu tư các dự án nhà ở tại Việt Nam. Theo đó, họ được phép mua, thuê mua, nhận tặng cho, thừa kế nhà ở thương mại bao gồm những căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong các dự án đầu tư và xây dựng nhà ở, trừ các dự án trong khu vực bảo đảm an ninh quốc phòng theo quy định của Chính phủ.

Người nước ngoài nếu muốn mua nhà ở thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không nằm trong diện được hưởng ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định. Đồng thời, họ chỉ được quyền mua, thuê mua, nhận tặng cho, thừa kế và sở hữu tối đa 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư.

Nếu là nhà ở riêng lẻ gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trong một khu vực có số dân tương đương với một đơn vị hành chính cấp phường, tổng số người nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 250 căn nhà.

Thời gian sở hữu nhà của người nước ngoài được quy định là không quá 50 năm kể từ ngày được cấp và có thể được gia hạn thêm nhiều nhất 50 năm nữa nếu có nhu cầu. Trong trường hợp người nước ngoài kết hôn với công dân người Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thì sẽ được quyền sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài.

Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập – Đoàn luật sư TP Hà Nội, chúng ta đang bị nhầm lẫn giữa kiểm soát sở hữu và kiểm soát định cư, cư trú, di trú. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, sở hữu, mua bán bất động sản nhà ở là quyền tự do, bởi họ quan niệm rằng bất động sản là kinh doanh. Không có giới hạn về sở hữu nhà ở, nhưng họ sẽ kiểm soát chặt chẽ việc di trú, cư trú, vì thế việc sở hữu bất động sản nhà ở là không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Nên hay không cho người nước ngoài mua bất động sản du lịch? 3

Bên cạnh đó, để bảo đảm được an ninh quốc gia, chúng ta cần ngăn chặn tình trạng chính phủ nước ngoài núp bóng các tư nhân để có thể sở hữu bất động sản nhà ở tại Việt Nam. Hiện nay việc nới lỏng quản lý di trú, lưu trú của người nước ngoài đang dẫn đến tình trạng khó có thể kiểm soát được các hoạt động đầu tư BĐS của người nước ngoài trong thời gian qua.

Về tổng thể, chính sách này là cơ sở và đòn bẩy quan trọng cho ngành BĐS du lịch phát triển cả về chất và về lượng, tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế nước nhà và có đóng góp đáng kể cho ngân sách quốc gia.

Vì thế đề xuất cho người nước ngoài mua Bất động sản du lịch là rất khả thi và có thể mang lại nhiều giá trị lâu dài cho đất nước.