Nhà ở xã hội là gì? Những lưu ý về quy định và điều kiện mua

0
893

Có rất nhiều người thu nhập còn thấp nhưng vẫn muốn mua nhà chung cư để sống ở thành phố. Bởi vậy, nhà nước đã có những quy định về một loại hình căn hộ nhà ở xã hội dành cho những người có thu nhập thấp. Vậy bạn muốn biết “nhà ở xã hội là gì? Có nên mua nhà ở xã hội không? Và quy định và điều kiện mua là gì?” thì hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé!

nha-o-xa-hoi

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là nhà ở thuộc quyền sở hữu và quản lý của cơ quan nhà nước (có thể là trung ương hoặc của địa phương) hoặc được các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng nhằm cung cấp nhà ở giá rẻ dành cho một số đối tượng thuộc diện chính sách ưu tiên trong xã hội như công chức nhà nước, người có thu nhập thấp mà chưa có nhà ở thuê hoặc mua.

Loại hình nhà ở này được cung cấp ra thị trường với mục đích tạo cơ hội sở hữu căn hộ với mức giá thấp (thấp hơn nhà ở thương mại) cho những đối tượng nằm trong diện chính sách, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Nhà ở xã hội là gì? Những lưu ý về quy định và điều kiện mua 1

Thông thường, nhà ở xã hội tại Việt Nam thường có 2 loại: loại do nhà nước đầu tư xây dựng và loại do các doanh nghiệp tư nhân xây dựng.

Cụ thể:

  1. Loại do nhà nước đầu tư, xây dựng với mục đích là nhà ở xã hội
  2. Loại do doanh nghiệp tư nhân tự xây dựng rồi bán lại cho quỹ nhà ở xã hội, theo các hình thức đặc thù như giảm thuế đất, giảm thuế VAT, …
  3. Nhà ở thương mại nhưng phải bán lại 5% cho vào quỹ nhà ở xã hội địa phương theo pháp luật hiện hành.

Đặc điểm của nhà ở xã hội

  • Nhà ở xã hội tại thành phố phải là chung cư hoặc tính vào loại đặc biệt phải là nhà ở 5 -6 tầng.
  • Diện tích mỗi căn không được rộng quá 70 m²/sàn, được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà nước nhưng không được nhỏ hơn 30 m²/sàn.
  • Đảm bảo được các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định của từng loại đô thị.

Đối tượng mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là gì? Những lưu ý về quy định và điều kiện mua 2

Các đối tượng mua nhà xã hội bao gồm:

  • Cán bộ công viên chức, sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  • Công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
  • Các đối tượng trả lại nhà công vụ những gặp khó khăn về nhà ở.

Điều kiện để mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là gì? Những lưu ý về quy định và điều kiện mua 3

3 đối tượng thuộc diện trên khi muốn thuê và thuê mua nhà ở xã hội phải có một số điều kiện sau:

  1. Chưa sở hữu nhà ở riêng và chưa thuê hoặc chưa thuê mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước
  2. Đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân đầu người các thành viên trong gia đình dưới 8m² sàn/người hoặc nhà ở tạm, hư hỏng, dột nát.
  3. Có mức thu nhập bình quân hằng tháng của cả hộ gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng (đối với căn hộ có diện tích tối đa là 70 m² sàn) và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê nhà phải trả hằng tháng (đối với căn hộ có diện tích tối thiểu là 30 m²) tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định.

Nhà ở xã hội sử dụng được trong bao nhiêu năm?

Nhà ở xã hội là gì? Những lưu ý về quy định và điều kiện mua 4

Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở 2014 như sau:

“Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

  1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
  2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
  3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”

Trong các đối tượng nêu trên, các cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua nhà ở nhưng thời hạn sở hữu tối đa không lên quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nếu các cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với nguời Việt Nam định cư tại nước ngoài thì sẽ chuyển sang hình thức sở hữu nhà ở lâu dài như của công dân Việt Nam hay người Việt Nam định cư tại nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở:

Như vậy, nếu bạn là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư tại nước ngoài hoặc là người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư tại nước ngoài thì bạn mua căn hộ chung cư sẽ được sở hữu ổn định, lâu dài. Còn nếu bạn không thuộc một trong các trường hợp nêu trên, bạn là người nước ngoài thì bạn sẽ chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn luật định là 50 năm và có thể gia hạn theo quy định của pháp luật nhưng sẽ không được sở hữu lâu dài, vĩnh viễn.

Nhà ở xã hội có được thế chấp không?

Nhà ở xã hội là gì? Những lưu ý về quy định và điều kiện mua 5

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, có quy định sau:

Người mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp bạn thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký kết với bên bán, bên cho thuê mua; bạn sẽ chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Kể từ thời điểm người mua, thuê mua nhà ở xã hội được phép bán nhà ở xã hội cho các đối tượng khác có nhu cầu thì ngoài các khoản phí phải nộp khi thực hiện bán nhà ở theo quy định của pháp luật, bên bán căn hộ nhà ở chung cư phải nộp cho Nhà nước 50% giá trị tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó; trường hợp bán nhà ở xã hội thấp tầng liền kề thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất, tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố ban hành tại thời điểm bán nhà ở.

Trong thời hạn chưa hết 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì sẽ chỉ được bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư), bán lại cho chủ đầu tư dự án hoặc bán lại cho đối tượng được mua, thuê nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời gian bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, bạn không được phép thế chấp nhà ở xã hội (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó).

Có nên mua nhà ở xã hội không?

Nhà ở xã hội là gì? Những lưu ý về quy định và điều kiện mua 6

Nếu bạn thuộc diện nằm trong chính sách và có đủ điều kiện để sở hữu một căn nhà ở xã hội, thì bạn hoàn toàn nên sở hữu một căn nhà ở xã hội cho gia đình mình.

Với mức giá thấp hơn các căn hộ thương mại thông thường, nhà ở xã hội sẽ tạo cơ hội dễ dàng sở hữu hơn. Thay vì phải đi thuê nhà, bạn vẫn có thể sở hữu một nơi ở riêng với mức giá vừa phải, hợp với điều kiện kinh tế gia đình.

RETI là Công ty phân phối, phát triển và đầu tư BĐS ứng dụng công nghệ. Bằng sự kết hợp giữa công nghệ và con người, nền tảng giao dịch BĐS online và phương thức offline, RETI chắc chắn mang lại nhiều giá trị và trải nghiệm đột phá cho khách hàng cũng như chủ đầu tư, giúp họ mua – bán giao dịch BĐS dễ dàng, minh bạch và hiệu quả.
Hiện nay, RETI đã và đang phân phối rất nhiều dự án lớn trên cả nước, như: Sun Grand Boulevard, Sun Riverside Village, BRG Diamond Residence, Sun Grand City Thuỵ Khuê, Meyhomes Capital Phú Quốc, Sun Grand City Feria Hạ Long, Sunshine Crystal River, Sun Onsen Village Limited Edition, Sun Grand City Hillside Residence, Vegacity Nha Trang…
Website: https://reti.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/retiproptech
Hotline: 098 712 6898
Email: support@reti.vn