Hiện nay, các chiêu trò lừa đảo bất động sản càng ngày càng lươn lẹo. Để nhận biết và phòng tránh trường hợp trở thành nạn nhân tiền mất tật mang của cò đất hãy cùng chuyên gia Reti tổng hợp 1 vài chiêu trò tiêu biểu của những người môi giới không uy tín này nhé.
Nội dung bài viết
Rao bán đất ở nội thành nhưng thực chất là đất tỉnh
Nhóm đối tượng lừa đảo này có số lượng rất đông và có hệ thống, chiêu thức này cũng đã được sử dụng nhiều năm nay. Thông thường, những nhóm người này sẽ đăng tin rao bán đất nền nội thành giá rẻ để thu hút người mua, sau đó sẽ dụ người mua đi xem các mảnh đất giá rẻ khác. Sau khi nghe theo kế hoạch, nhóm lừa đảo thực hiện các thủ đoạn “cò mồi“, tung chiêu trò khuyến mãi, kích động lòng tham của người mua. Rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của chiêu thức này, thường các mảnh đất ở tỉnh lẻ sau khi lừa bán cho người mua với cái giá đắt hơn rất nhiều giá mặt bằng chung đang giao dịch.
Đặc điểm nhận biết của chiêu trò này thường sẽ dụ người mua lên xe với nhóm đối tượng lừa đảo bất động sản và đi xem đất. Nên nhận diện các nhóm đối tượng này khá dễ và chỉ cần môi giới hẹn đi xem đất vào thứ 7 hay chủ nhật ở một địa điểm khác với địa chỉ đất nền trước đó thì hãy dứt khoát từ chối.
Giấy tờ giả, sổ đỏ giả, dự án giả
Với hình thức giấy tờ giả, hàng năm vẫn diễn ra các chiêu thức lừa đảo khắp các tỉnh thành. Nhóm lừa đảo này sẽ làm sổ đỏ giả cho các nhà, khu đất không có chủ nhà ở, rao bán rẻ rồi nhận cọc và biến mất. Thậm chí có những trường hợp bên đối tượng lừa đảo vẫn tiếp tục mang đi công chứng mua bán và bị lật tẩy giấy tờ giả ngay tại phòng công chứng.
Để không rơi vào trường hợp này, người mua cần hết sức cảnh giác với các dự án giá quá hời, đồng thời phải đối chiếu thông tin, kiểm tra kỹ lưỡng sổ sách và các vấn đề pháp lý liên quan. Chuyên gia 7Home khuyên bạn không nên nóng vội và chủ quan trong những giao dịch giá trị lớn, cần đầu tư thời gian tìm hiểu và kiểm định giấy tờ.
Bán không đúng loại đất
Hình thức lừa đảo này rất đa dạng, nhưng chủ yếu là bán không đúng với hiện trạng giấy tờ đất. Ví dụ như những trường hợp bán đất ở nhưng thực chất là đất nông nghiệp, đất đang chờ chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong trường hợp này đối tượng lừa đảo sau khi nhận được tiền sẽ bỏ mặc nạn nhân chờ đợi sổ được chuyển đổi …
Để tránh mắc bẫy, tốt nhất hãy tập trung vào mảnh đất, dự án đã có sổ đỏ cộng nhân là đất ở lâu dài. Mua những mảnh đất chưa có sổ, chưa được phê duyệt, tức là đã xác định mình phải chịu phần rủi ro dù cho có mua đất ở đâu, của chủ đầu tư nào cũng cần phải kiểm tra thông tin chắc chắn minh bạch.
Một bất động sản bán cho nhiều người
Hình thức này thường được các đối tượng lừa đảo sử dụng ở những mảnh đất, ngôi nhà đang được đợi làm thủ túc chuyển đổi, ra sổ, đợi đền bù,… Vì chưa có giấy tờ, không thể mua bán qua công chứng, nên hầu hết các giao dịch được thực hiện bằng giấy tờ viết tay. Những đối tượng lừa đảo này sẵn sàng viết giấy bán cho bất kỳ người nào muốn mua.
Kinh nghiệm rút ra vẫn là chỉ mua bất động sản đã có sổ, đồng thời nên ký hợp đồng đặt cọc ở phòng công chứng, tốt nhất có sự chứng kiến của tổ trưởng dân phố nơi người bán ở và rút ngắn thời gian ký hợp đồng làm thủ tục sang tên.
Ngoài những hình thức lừa đảo kể trên, còn vô số những chiêu thức mà các đối tượng lừa đảo sử dụng. Vậy nên hãy luôn chủ động trong việc mua nhà và các loại giấy tờ pháp lý tránh các trường hợp rủi ro.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của chuyên gia RETI trong chủ đề nhận biết các chiêu lừa đảo của “cò đất”. Để cập nhật thêm các thông tin bất động sản mới nhất hãy theo dõi Blog Reti nhé.