Quy trình, thủ tục chuyển khẩu chi tiết nhất

0
1058

Khái niệm chuyển khẩu hẳn không còn xa lạ với nhiều người dân Việt Nam. Thủ tục chuyển khẩu khá phổ biến và không quá phức tạp. Ấy vậy, vẫn có nhiều người mắc phải sai xót trong quá trình chuyển khẩu của mình. Để hiểu sâu hơn về chuyển khẩu và các quy trình cũng như thủ tục của nó, xin mời quý bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây của RETI.

Nội dung chính

1. Căn cứ áp dụng

Theo pháp luật quy định thì thủ tục chuyển khẩu hay còn gọi là cắt khẩu, nhập khẩu,.. được căn cứ vào:

  • Luật Cư trú số 81/2006/QH11
  • Luật Cư trú sửa đổi số 36/2013/QH13
  • Thông tư số 35/2014/TT-BCA

thủ tục chuyển khẩu

2. Thủ tục chuyển khẩu từ quận (huyện) này sang quận (huyện) khác

2.1. Đối tượng thực hiện

Thủ tục chuyển khẩu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

TH1: Công dân chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện.

TH2: Công dân chuyển đi ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

TH3: Công dân chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương như: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,…

2.2. Quy trình cấp giấy chuyển hộ khẩu (Cắt khẩu)

Bước 1: Công dân thực hiện thủ tục chuyển khẩu chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

+ Sổ hộ khẩu (hoặc Sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).

Bước 2: Công dân thực hiện thủ tục chuyển khẩu nộp hồ sơ tại:

+ Công an cấp xã, thị trấn đối với trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh.

+ Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương, công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Trong thời hạn 10 ngày, cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến. 

Bước 3: Nhận giấy chuyển khẩu nơi nộp hồ sơ.

Công dân nhận kết quả, đưa giấy biên nhận cho cán bộ trả kết quả viết phiếu nộp lệ phí (trừ trường hợp được miễn).

Công dân nhận, đem phiếu nộp lệ phí đến nộp tiền cho cán bộ thu lệ phí, sau đó nhận biên lai thu tiền. Cán bộ trả kết quả kiểm tra biên lai nộp lệ phí và yêu cầu ký nhận, trả giấy chuyển hộ khẩu và hồ sơ cho công dân đến nhận kết quả.

2.3. Thủ tục đăng ký thường trú (nhập khẩu)

Quy trình, thủ tục chuyển khẩu chi tiết nhất 1

Bước 1:  Đối tượng thực hiện thủ tục chuyển khẩu chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

+ Bản khai nhân khẩu đối với công dân từ 14 tuổi trở lên

+ Giấy chuyển khẩu.

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên.

Trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Ngoài ra, chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) về điều kiện diện tích tối thiểu theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

Lưu ý:

Các trường hợp sau không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ đó:

– Ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau;

– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ.

Bước 2: Công dân thực hiện thủ tục chuyển khẩu nộp hồ sơ tại:

+ Công an xã, thị trấn hoặc Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với tỉnh.

+ Công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Thời hạn giải quyết là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả về thủ tục chuyển khẩu.

Trường hợp được giải quyết đăng ký thường trú: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong Sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

Trường hợp không giải quyết đăng ký thường trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký cư trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

2.4. Xóa đăng ký thường trú

Xóa đăng ký thường trú là việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú xóa tên người đã đăng ký thường trú trong Sổ hộ khẩu và Sổ đăng ký thường trú.

Trường hợp đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới thì phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký thường trú, cụ thể:

Đối với các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đã đăng ký thường trú của cơ quan đăng ký cư trú nơi chuyển đến, Công an nơi công dân chuyển đi phải thông báo cho:

+ Người bị xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình mang Sổ hộ khẩu đến làm thủ tục xóa tên trong Sổ đăng ký thường trú, xóa tên trong Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp không chuyển cả hộ).

Đối với các huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đã đăng ký thường trú của cơ quan đăng ký cư trú nơi công dân chuyển đến, công an nơi công dân chuyển đi phải thông báo cho:

Người bị xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình mang Sổ hộ khẩu đến làm thủ tục xóa tên trong Sổ đăng ký thường trú, xóa tên trong Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp không chuyển cả hộ).

+ Quá thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú mà đại diện hộ gia đình không làm thủ tục thì Công an xã, phường, thị trấn nơi có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú lập biên bản, yêu cầu hộ gia đình làm thủ tục xóa đăng ký thường trú.

+ Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xóa đăng ký thường trú.

Quy trình, thủ tục chuyển khẩu chi tiết nhất 2

3. Thủ tục chuyển khẩu cùng huyện (quận)

3.1. Đối tượng thực hiện

Chủ hộ hoặc người trong hộ hay người được ủy quyền phải làm thủ tục điều chỉnh trong Sổ hộ khẩu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh.

+ Chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

+ Chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương.

3.2. Quy trình, thủ tục điều chỉnh thông tin trong Sổ hộ khẩu

Bước 1: Công dân thực hiện thủ tục chuyển khẩu chuẩn bị hồ sơ:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02) ghi tại Mục 15. Nôi dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: Điều chỉnh thay đổi trong Sổ hộ khẩu.

+ Sổ hộ khẩu.

+ Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.

Bước 2: Công dân thực hiện thủ tục chuyển khẩu nộp hồ sơ tại:

+ Công an xã, thị trấn hoặc Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với tỉnh.

+ Công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Thời hạn giải quyết thường là 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 3: Nhận lại sổ hộ khẩu (đã điều chỉnh) tại nơi đã nộp hồ sơ.

Người nhận đưa giấy biên nhận, cán bộ trả kết quả viết phiếu thu lệ phí (trừ trường hợp được miễn). Lệ phí theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Sau đó đem phiếu đến nộp tiền cho cán bộ thu lệ phí và nhận biên lai thu tiền. Cán bộ trả kết quả kiểm tra biên lai nộp lệ phí và yêu cầu ký nhận, trả Sổ hộ khẩu cho người đến nhận kết quả.

Trên đây là toàn bộ quy trình và thủ tục chuyển khoản chi tiết mà RETI đã tổng hợp được. Hi vọng đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Chúc các bạn thành may mắn và thành công trong cuộc sống

RETI là Công ty phân phối, phát triển và đầu tư BĐS ứng dụng công nghệ. Bằng sự kết hợp giữa công nghệ và con người, nền tảng giao dịch BĐS online và phương thức offline, RETI chắc chắn mang lại nhiều giá trị và trải nghiệm đột phá cho khách hàng cũng như chủ đầu tư, giúp họ mua – bán giao dịch BĐS dễ dàng, minh bạch và hiệu quả.
Hiện nay, RETI đã và đang phân phối rất nhiều dự án lớn trên cả nước, như: Sun Grand Boulevard, Sun Riverside Village, BRG Diamond Residence, Sun Grand City Thuỵ Khuê, Meyhomes Capital Phú Quốc, Sun Grand City Feria Hạ Long, Sunshine Crystal River, Sun Onsen Village Limited Edition, Sun Grand City Hillside Residence, Vegacity Nha Trang…
Website: https://reti.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/retiproptech
Hotline: 098 712 6898
Email: support@reti.vn