Công nghệ bất động sản (proptech) tại Việt Nam: Xu hướng và triển vọng

0
277

Công nghệ bất động sản (proptech) đang trở thành một xu hướng mới trong ngành bất động sản tại Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ, các công ty bất động sản đã bắt đầu áp dụng các giải pháp proptech để cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Trong bài viết này, cùng RETI tìm hiểu về công nghệ bất động sản (proptech) tại Việt Nam, các xu hướng và triển vọng trong tương lai. 

Thế giới đã phát triển Proptech như thế nào?

Proptech là viết tắt của cụm từ property technology – chỉ việc sử dụng công nghệ thông tin vào các giao dịch liên quan đến lĩnh vực bất động sản.

Cụ thể, Proptech sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp nghiên cứu, giao dịch mua bán, thuê, cho thuê và quản lý bất động sản. Ngoài ra, Proptech còn cho phép tối giản hóa quy trình làm việc giữa người mua, người bán, người thuê, môi giới, cho vay hoặc chủ nhà.

Như vậy, qua định nghĩa của Proptech có thể thấy rằng, khả năng ứng dụng của Proptech là vô cùng rộng lớn. Vậy các nước đã phát triển Proptech như thế nào trong hàng chục năm qua?

Cho đến thời điểm này, người ta vẫn không xác định chính xác thời điểm mà công nghệ bắt đầu được áp dụng vào lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, giới đầu tư bắc đầu chú ý đến Proptech vào năm 2012.

Trong năm này, người ta ước tính có 72 công ty khởi nghiệp bất động sản đã huy động được 221 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm và đó cũng là năm Tập đoàn bất động sản Compass – một công ty mua bán bất động sản thương mại và nhà ở trên thị trường Mỹ – được thành lập.

Chỉ một năm sau – năm 2013, Compass đã huy động được 20 triệu USD dòng vố Series A và nâng mức định giá của công ty này lên 150 triệu USD. Như vậy, có thể xem Compass là “anh cả” trong lĩnh vực Proptech của thị trường bất động sản thế giới.

Liên tiếp những năm sau đó, ngành công nghiệp này tăng trưởng theo cấp số nhân. Đến năm 2016, có 235 công ty PropTech trên khắp thế giới đã huy động được hơn 2,6 tỷ USD từ nhà đầu tư mạo hiểm. Có ba công ty được xếp hạng “kỳ lân” (công ty huy động được vốn khởi nghiệp trên 1 tỷ USD) trong lĩnh vực Proptech vào thời điểm đó là Homelink, SMS Assist và Opendoor.

Theo dữ liệu của Fintech Global, từ quý 1 đến quý 3 năm 2021, khu vực Bắc Mỹ vẫn là “thánh địa” của Protech khi chiếm hơn 70% các khoản đầu tư vào lĩnh vực này. Tổng cộng có 181 khoản đầu tư với giá trị là 6,9 tỷ USD.

Xếp ở vị trí thứ hai là khu vực châu Âu, chiếm 19% hoạt động giao dịch và có 48 vòng gọi vốn trong năm 2021. Các hoạt động giao dịch tập trung nhiều ở khu vực phía Tây Âu, đặc biệt là Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha.

Châu Á trong năm 2021 chỉ có 14 thương vụ và tất cả đều được hoàn thành trong nửa đầu năm. Theo đánh giá của Fintech Global, hoạt động giao dịch ở châu lục này thấp do rào cản gia nhập thị trường.

Công nghệ bất động sản (proptech) tại Việt Nam: Xu hướng và triển vọng 1

Việt Nam đang ở đâu trên thị trường Proptech?

Thực ra, dấu hiệu của Proptech đã xuất hiện trên thị trường bất động sản Việt Nam cách đây hơn chục năm. Tuy nhiên, đối chiếu với một không gian rộng lớn của lĩnh vực công nghệ thì Proptech Việt Nam chỉ nắm bắt được một phần rất nhỏ, chủ yếu là các trang web đăng tin mua – bán nhà ở, đất đai, cho thuê phòng trọ,…

Điểm yếu của các trang web theo kiểu “rao vặt” này là thông tin không chính xác, gây khó khăn, tốn kém cho khách hàng, nhà đầu tư. Thực tế, thông qua các trang web này, nhiều đối tượng đã đồn thổi, đưa thông tin giả để lừa gạt…

Nói về vấn đề này, bà Lê Hoàng Uyên Vy, người đại diện của Quỹ đầu tư Ventures cho rằng, Việt Nam không có kho dữ liệu bất động sản như nhiều nước khác. Và, một trong những vấn đề lớn của thị trường bất động sản Việt Nam là thiếu minh bạch. Người mua luôn cảm thấy rối rắm với nhiều thông tin bất động sản giả do hàng trăm website cung cấp.

Chính từ thực tế đó mà những năm gần đây, nhiều công ty Proptech nước ngoài đã đầu tư, chuyên nghiệp hóa các giao dịch, đặc biệt là từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện cách đây hơn 2 năm.

Ngoài ra, một yếu tố nữa cũng thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào Proptech đó là việc Việt Nam có đến 70% dân số sử dụng smartphone và hơn 64 triệu người tiếp cận được với Inetrnet và điều này được xem là một lợi thế tiềm năng của Proptech.

Như vậy, mặc dù còn “sơ khai” nhưng thị trường Proptech ở Việt Nam được đánh giá giàu tiềm năng, hấp dẫn các nhà đầu tư.

Theo số liệu từ Công ty cổ phần FinREI Investment JSC, hiện Việt Nam có 56 công ty đang hoạt động cùng nhiều startup trong lĩnh vực này dự kiến ra mắt trong thời gian tới. Trong số đó, có tới 80% các nền tảng Proptech là công ty nước ngoài hoặc được rót vốn từ nhà đầu tư ngoại.

Trong khi đó, theo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quy mô thị trường bất động sản Việt Nam sẽ đạt 1.232 tỉ USD, chiếm 22% tổng tài sản nền kinh tế vào năm 2030. Các thương vụ đầu tư, góp vốn vào proptech cho thấy sức nóng trong lĩnh vực ngày càng tăng.

Xu hướng proptech tại Việt Nam

Có thể nói, mặc dù công nghệ bất động sản (proptech) vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng nó đang trở thành một xu hướng được nhiều doanh nghiệp trong ngành bất động sản quan tâm. Các công ty bất động sản đang bắt đầu áp dụng các giải pháp proptech để cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa quy trình kinh doanh.

Một trong những xu hướng proptech phổ biến tại Việt Nam là sử dụng ứng dụng di động để giúp khách hàng tìm kiếm và mua bán bất động sản dễ dàng hơn. Các ứng dụng này cung cấp thông tin về giá cả, diện tích, vị trí và các tiện ích xung quanh các căn hộ, nhà phố, biệt thự và các loại hình bất động sản khác.

Các công ty bất động sản cũng đang sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain để cải thiện quy trình kinh doanh. AI có thể giúp các chuyên gia bất động sản dự đoán các xu hướng thị trường và tư vấn cho khách hàng về các quyết định đầu tư. Blockchain có thể giúp các công ty bất động sản xây dựng các hợp đồng thông minh và đảm bảo tính minh bạch trong các giao dịch mua bán bất động sản.

Công nghệ bất động sản (proptech) tại Việt Nam: Xu hướng và triển vọng 2

Triển vọng proptech tại Việt Nam

Triển vọng của công nghệ bất động sản (proptech) tại Việt Nam là rất lớn. Theo báo cáo của Savills, thị trường bất động sản Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Tuy nhiên, cần phải có các giải pháp kỹ thuật số để giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Các công ty bất động sản đang đầu tư vào công nghệ bất động sản (proptech) để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ việc sử dụng ứng dụng di động, phần mềm quản lý bất động sản cho đến trí tuệ nhân tạo và blockchain, các công nghệ này đang được áp dụng để giúp các công ty bất động sản tối ưu hóa quy trình kinh doanh và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Ngoài ra, với sự phát triển của thị trường bất động sản và xu hướng số hóa, proptech đang trở thành một lĩnh vực hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Các startup proptech đang được thành lập và thu hút được đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Việc đầu tư vào proptech có thể giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các công ty bất động sản.

Công nghệ bất động sản (proptech) tại Việt Nam: Xu hướng và triển vọng 3

Công nghệ bất động sản (proptech) đang trở thành một xu hướng mới trong ngành bất động sản tại Việt Nam. Việc áp dụng các giải pháp proptech giúp các công ty bất động sản tối ưu hóa quy trình kinh doanh và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Triển vọng của proptech tại Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường bất động sản đang phát triển và xu hướng số hóa đang ngày càng được ưa chuộng. Việc đầu tư vào proptech có thể giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các công ty bất động sản.

>>> Xem thêm: Hệ sinh thái bất động sản công nghệ – Bước chuyển mình mạnh mẽ của RETI