Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng 2023 đầy đủ gồm những gì? Theo tục lệ và truyền thống của người Việt nam lễ cả năm không bằng rằm tháng giêng, bên cạnh mâm cỗ ngày mùng 1 và Giao thừa hàng năm thì Mâm cúng Rằm tháng Giêng cũng là mâm cúng quan trọng nhất trong năm. Cũng bởi tính quan trọng đó, nhiều người rất quan tâm cần phải chuẩn bị như thế nào để ngày Rằm tháng Giêng của gia đình diễn ra chỉnh chu nhất.
Nội dung bài viết
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2023 gồm những gì?
Nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết cho biết: “Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình hoặc phong tục tập quán ở từng địa phương, mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng được chuẩn bị khác nhau. Tựu chung lại, mâm lễ to hay nhỏ cũng không quan trọng bằng sự thành tâm”.
Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, mâm cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải bày biện mâm cao cỗ đầy mà gia chủ nên “tùy tiền biện lễ” sao cho phù hợp. Nhà ít người không nên làm quá nhiều món, quá nhiều mâm cỗ sẽ rất lãng phí.
Thậm chí, gia chủ có thể cúng một đĩa xôi gấc, bánh chưng cùng với một khoanh giò trên ban thờ gia tiên.
Với những gia đình có điều kiện hoặc đông người, mâm lễ cúng cần chuẩn bị đầy đủ hơn. Theo truyền thống, nhiều gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cỗ, gồm: mâm cỗ chay cúng Phật và mâm cỗ mặn cúng gia tiên.
Mâm cỗ chay rằm tháng Giêng cúng Phật
Mâm cỗ chay cúng Phật gồm: hoa quả, chè xôi, các món đậu, bánh trôi nước… Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của bánh trôi nước (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Mâm cỗ mặn rằm tháng Giêng cúng gia tiên
Thông thường, trong mâm cúng cỗ mặn rằm tháng Giêng của gia đình Việt gồm có:
- 1 con gà luộc
- 5 lạng thịt vai luộc
- 1 bát canh măng
- 1 bát bóng bì
- 1 bát canh miến
- 1 bát canh mọc
- 1 đĩa xào thập cẩm
- 1 đĩa nem
- 1 đĩa giò
- 1 đĩa xôi gấc
- 1 đĩa ngũ quả (5 loại quả, mỗi quả 1 màu).
- 1 đĩa bánh kẹo các loại.
- Hoa cúc vàng tươi.
- Trầu 3 lá, cau 3 quả cành đẹp và dài (chỉ được xé cành cau, kiêng dùng dao kéo cắt).
- Tiền vàng mã (xưa các cụ dùng 5 đinh tiền vàng lễ, mỗi đinh gồm 10 lễ).
- Hương, đèn nến, rượu, nước trắng, thuốc lá, gói chè (loại 1 lạng/gói), gạo, muối.
Các gia chủ cũng có thể chế biến các món ăn sao cho mâm cỗ gia đình phong phú, phù hợp với khẩu vị riêng của gia đình. Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước), với ý nghĩa Tết Nguyên tiêu mong muốn mọi việc cả năm được hanh thông, trôi chảy.
Văn khấn Rằm tháng Giêng 2023 theo cổ truyền Việt Nam
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
– Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” – NXB Văn hoá Thông tin.
Xem ngay chi tiết Văn khấn Rằm Tháng Giêng cần chú ý điều gì
Giờ hoàng đạo đẹp cúng Rằm tháng Giêng
Dân gian quan niệm rằng, cúng lễ vào ngày chính rằm là tốt nhất. Bởi đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm, phúc khí vượng, khi thành tâm cầu cúng ắt được bình an, may mắn.
Khung giờ tốt của ngày rằm tháng Giêng gồm: Đinh Mão (5 – 7h): Giờ Ngọc Đường hoàng đạo; Canh Ngọ (11 – 13h): Giờ Tư Mệnh hoàng đạo; Nhâm Thân (15 – 17h): Giờ Thanh Long hoàng đạo; Quý Dậu (17 – 19h): Giờ Minh Đường hoàng đạo.
Năm nay, ngoài ngày rằm tháng Giêng, thì ngày 14 Âm lịch (thứ Bảy, mùng 4/2 Dương lịch, ngày Hoàng đạo) cũng được đánh giá là ngày đẹp để tiến hành cúng lễ. Khung giờ tốt của ngày 14 tháng Giêng gồm: Bính Thìn (7 – 9h): Tư Mệnh hoàng đạo; Mậu Ngọ (11 – 13h): Thanh Long hoàng đạo; Kỷ Mùi (13 – 15h): Minh Đường hoàng đạo; Nhâm Tuất (19 – 21h): Kim Quỹ hoàng đạo.
Nhiều gia đình sửa soạn, bày mâm cỗ tươm tất, chu đáo để mong may mắn cả năm. Mâm cỗ được từng gia đình chuẩn bị theo điều kiện kinh tế, không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn thường đảm bảo các món cơ bản. Dưới đây là gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng đơn giản.
Trên đây là một vài gợi ý về mâm cũng Rằm Tháng Giêng. Hy vọng Quý độc giả có một ngày Tết Nguyên Tiêu ấm cúng.
Tìm hiểu thêm 9 địa điểm cầu tài lộc môi giới bất động sản thường đi lễ đầu năm nhất
Tìm hiểu thêm về RETI tại
Facebook: RETI Proptech
Website: RETI.vn
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
Hotline: 1800 8085