Thị trường bất động sản có rơi vào trạng thái “ngủ đông”?

0
817

Giữ tâm lý bình tĩnh, tìm các biện pháp ứng phó để “sống chung với dịch” là cách mà hầu hết các doanh nghiệp trên thị trường bất động sản lựa chọn trong bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát tại Việt Nam.

Điểm sáng của thị trường bất động sản trong làn sóng Covid thứ hai

thị trường bất động sản

Sự chuẩn bị về tâm lí của các doanh nghiệp trên thị trường bất động sản

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), tuy vẫn chịu những ảnh hưởng từ dịch bệnh, tuy nhiên, sự bùng phát trở lại của Covid-19 lần này đã được dự liệu từ trước. Do đó, các doanh nghiệp trên thị trường bất động sản về cơ bản đã có sự chuẩn bị về tâm lí nên không quá bất ngờ và hoang mang như trong những tháng đầu năm.  

Ông cũng cho biết thêm, tác động từ dịch bệnh chỉ là khó khăn trước mắt, về lâu dài không thể kìm hãm sự phát triển của thị trường bất động sản nước ta. Bởi nguồn cung hiện tại đang bị nghẽn, nhu cầu lớn, và khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, các chủ đầu tư ra hàng, sức cầu sẽ bung ra với lượng khách hàng cơ hữu rất nhiều. 

Ngoài ra, sau đợt dịch lần 1, thị trường bất động sản đang hồi phục khá nhanh, nhưng phân hóa khá rõ nét ở các dòng sản phẩm. Do đó, nếu Covid 19 lại bùng phát lên nữa, có ảnh hưởng đến thị trường bất động sản nhưng không quá lớn. Thêm vào đó, NĐT cũng đã khá thận trọng với việc đầu tư bất động sản trong mấy tháng vừa qua, không đầu tư tràn lan và sử dụng nhiều đòn bẩy tín dụng, nên việc ảnh hưởng không quá lớn.

thị trường bất động sản

Về cơ bản, câu chuyện đầu tư và phát triển các dự án trên thị trường bất động sản luôn mang tính dài hạn cùng với nhu cầu về nhà ở rất cao tại các thành phố lớn.

Theo khảo sát thực tế, hầu hết các doanh nghiệp khi được hỏi đều cho rằng, trước nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trở lại, với kinh nghiệm lần trước, các công ty luôn chủ động, bình tĩnh xử lý mọi phát sinh. Bên cạnh các biện pháp phòng chống dịch thì hoạt động bán hàng cũng linh hoạt chuyển từ bán hàng trực tiếp sang bán hàng trực tuyến, tư vấn từ xa để đảm bảo an toàn mùa dịch cho khách.

“Sống chung với dịch”?

Theo nhận đinh của các chuyên gia, với bối cảnh hiện nay, không chỉ Chính phủ mà các doanh nghiệp trên thị trường bất động sản cũng cần xác định kịch bản ứng phó linh hoạt “sống chung” với các giai đoạn kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trong dài hạn.

Theo đó, các doanh nghiệp xác định phải “sống chung” với dịch bệnh trong vòng 6-12 tháng sắp tới khi mà vaccine chính thức vẫn chưa được công bố và tình hình dịch bệnh ở các nước vẫn còn phức tạp. Cần ít nhất 12-24 tháng sau đó để từng bước hồi phục nền kinh tế và nối lại chuỗi cung ứng và thị trường toàn cầu.

Cụ thể, các doanh nghiệp bất động sản cần linh hoạt sang các hình thức kinh doanh khác nhau, vừa để duy trì hoạt đông công ty, vừa nuôi được nhân sự để tìm cơ hội “bật dậy” nhanh khi dịch đi qua.

Thị trường bất động sản trong các quý tiếp theo năm 2020

Nhận định về thị trường bất động sản các quý tiếp theo trong năm 2020 với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, thị trường bất động sản khó đoán định vì những tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh đến thị trường rất khó lường. Nếu phải có một đợt giãn cách xã hội lần 2, có khả năng thị trường bất động sản sẽ lại tiếp tục rơi vào trạng thái “ngủ đông”.

Theo đại diện Công ty DKRA Việt Nam, nếu giãn cách xã hội xảy ra một lần nữa, khả năng cao giá nhà ở, đặc biệt là phân khúc bất động sản cao cấp, căn hộ hạng sang trên thị trường thứ cấp sẽ giảm. Và trong trường hợp này, khách hàng có nhu cầu mua nhà ở thực được hưởng lợi và họ có thể trông đợi chủ đầu tư tung ra các chương trình ưu đãi, có thể là tăng chiết khấu sản phẩm, tặng quà, thậm chí là giảm giá nhà ở để kích cầu thị trường.

thị trường bất động sản

Ở góc nhìn lạc quan, nhiều chuyên gia cho rằng dịch Covid-19 bùng phát trở lại, thị trường sẽ không có ảnh hưởng quá lớn bởi người dân và Chính phủ hiện tại đã khá có kinh nghiệm đối phó với dịch, nên khả năng lây lan sẽ không cao. Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ vẫn đang được tiến hành, do đó, những sản phẩm đủ pháp lý, có chất lượng, phù hợp với lựa chọn của nhà đầu tư, người mua ở thực thì vẫn được tiêu thụ ổn định trên thị trường bất động sản.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, mua bán bất động sản trực tuyến nổi lên như một biện pháp tối ưu, giúp hóa giải điểm nghẽn trong việc tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp BĐS. Theo đó, các công ty Proptech cũng đang chạy đua cải thiện dịch vụ. RETI với sàn giao dịch bất động sản online reti.vn là một trong những sàn giao dịch bất động sản trực tuyến đầu tiên với những tính năng ưu việt, tối đa hóa trải nghiệm va trao quyền cho khách hàng làm chủ mọi giao dịch.

Trên đây là cái nhìn tổng quan về thị trường bất động sản nước ta trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Bạn đọc có thể cập nhật những thông tin mới nhất của thị trường tại Chuyên mục Tin thị trường của RETI – Nền tảng công nghệ bất động sản hàng đầu Việt Nam.