Dịch bệnh Covid – 19 diễn ra làm cho nhu cầu của các ngành nghề dịch vụ suy giảm trong thời gian dài. Tuy nhiên, điều nghịch lý đang diễn ra ở thị trường bất động sản khi dịch bệnh khiến lượng giao dịch giảm, thị trường đóng băng nhưng giá bất động sản lại không giảm. Hãy cùng RETI tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Tình trạng giá bất động sản mùa covid
Nghịch lí giao dịch giảm – giá tăng
Theo nghiên cứu của Savills Việt Nam, hai phân khúc nhà ở chính là căn hộ và biệt thự/nhà phố tại thị trường bất động sản TPHCM đều sụt giảm về lượng giao dịch. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2020, giao dịch căn hộ tại TPHCM chỉ đạt hơn 6.800 căn, giảm 55% so với cùng kì và là mức thấp nhất trong 5 năm qua.Cụ thể,tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 1,02% so với cùng kỳ năm 2019, nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 3,82%. Còn tại TPHCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 3,5% so với cùng kì năm 2019, nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 8,36%.
Đối với dòng sản phẩm biệt thự/nhà phố, lượng giao dịch giảm 34%. Còn phân khúc đất nền, giao dịch giảm đến 67% so với cùng kì năm 2019. Dù lượng giao dịch giảm, cũng có nghĩa là nhu cầu giảm, nhưng giá nhà đất trên thị trường nhìn chung không giảm, mà neo ở tình trạng đứng giá hoặc thậm chí tăng giá.
Thực tế đã chứng minh, trái ngược tâm lý chờ dịch bệnh “hạ gục” các nhà đầu tư và nhà phát triển bất động sản để bắt đáy, thực tế thị trường nhà đất 9 tháng qua chỉ ghi nhận giảm nguồn cung và lượng giao dịch, còn giá bất động sản vẫn lên cao. Mức giảm bình quân 5-10% trên thị trường thứ cấp (nhà đầu tư mua đi bán lại) được cho là cá biệt, không đại diện cho toàn thị trường. Trong khi đó, đà tăng giá nhà đất trên thị trường sơ cấp vẫn chưa bị chặn đứng, thậm chí tài sản liền thổ tăng hai con số.
Lý giải về việc giá đất không giảm trong thời gian qua, nhiều chuyên gia cho rằng, giá đất bình quân chung không giảm,vì vậy chủ đầu tư khi phát triển các dự án với giá đất, chi phí thi công, nhân công không giảm, do đó khi họ đưa ra giá bán xu hướng giảm gần như không thể.
Cụ thể, các chuyên gia nói gì?
Chứng kiến nhiều thăng trầm của thị trường bất động sản hơn 2 thập niên qua, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa phân tích, Covid-19 đã kéo dài đến nay nhưng mặt bằng giá bất động sản trên thị trường này không có nhiều dấu hiệu đi xuống. Nhóm nhà đầu tư đường trường đã sớm lường trước 2020 là năm khó khăn do sự chậm trễ về thủ tục pháp lý nên đã chuẩn bị cho một kế hoạch dài hơi.
Sang đầu năm 2020, dịch bệnh bất ngờ xuất hiện, tuy có tác động đến lượng giao dịch giảm, nhiều thương vụ mua bán không thực hiện được nhưng giá tài sản chưa điều chỉnh rõ rệt. Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nền nhất tới mặt bằng giá thuê của phân khúc nhà phố mặt tiền, mặt bằng thương mại, văn phòng, nhà cho thuê.
Tuy nhiên, thời gian 6-9 tháng khó khăn chỉ khiến các nhà đầu tư lướt sóng chọn giải pháp ngủ đông chờ thời chứ chưa “buông xuôi” hay bán tháo bất động sản. “Mặt khác, cuộc khủng hoảng bất động sản thập kỷ trước, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưỡng. Còn Covid-19 xuất hiện khi lãi suất ngân hàng ở mức thấp đã phần nào giảm thiểu được làn sóng bán tháo, giảm giá tài sản”, ông Quang nhận xét.
Chuyên gia CBRE nhận định, ở thị trường sơ cấp khó có chuyện giảm giá mạnh, thời gian tới có thể tăng nhưng có thể điều chỉnh với mức tăng thấp hơn so với các năm trước do tình hình chung của thị trường, do dịch bênh. Xu hướng chung bất động sản sẽ không giảm giá, ít nhất trong 6 tháng tới một năm
Lí do giá bất động sản không giảm
Một dự án nhưng triển khai xuyên suốt năm
Phát biểu tại Hội thảo ” Thị trường bất động sản thế nào sau dịch Covid 19 ?” do Báo thanh niên tổ chức ngày 11.6 , ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết thị trường bất động sản của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng không phải bây giờ mới khó. Lĩnh vực này luôn có độ trễ từ khi dự án triển khai cho tới khi đi vào vận hành, từ chính sách tác động đến hoạt động đến các doanh nghiệp.
Theo ông Châu, thị trường bất động sản sau khủng hoảng từ năm 2013 đã dần phục hồi và đạt đỉnh cao vào năm 2017. Tuy nhiên, tới 2018, thị trường bắt đầu khó khăn rõ rệt và trầm trọng hơn vào năm 2019. Đến đầu năm 2020, tưởng chừng thị trường có thể vượt qua khủng hoảng thì đại dịch Covid-19 lại làm trầm trọng thêm các khó khăn.
Tất cả các dự án nhà ở từ cao cấp đến bình dân khi đưa ra thị trường đạt tỷ lệ hấp thụ rất cao, đến 99 – 100% ở phân khúc nhà ở xã hội. Phân khúc nhà ở thương mại giá trị từ 2 tỉ đồng trở xuống đạt tỉ lệ 100% tiêu thụ và nhà ở cao cấp đạt 70 – 80%, có những dự án tiêu thụ tới 100%. Nhà đầu tư thứ cấp thời gian qua cũng được hưởng lợi nhờ khan hiếm sản phẩm.
Khó khăn lớn nhất chính là khan hiếm dự án, sản phẩm. Cụ thể, nếu trong năm 2018, nguồn cung chỉ giảm ở mức 20% thì đến 2019 đã sụt giảm tới 70%. Cả năm 2019 chỉ có 1 dự án được “chạy”. Điều này là nguyên nhân chính khiến dù khủng hoảng do đại dịch nhưng giá bất động sản thời gian qua không vẫn không giảm. “Giá chỉ xuống ở thị trường thứ cấp vì nhà đầu tư không chịu được áp lực dòng tiền.
Nút thắt trong thủ tục hành chính
Theo ông Châu, nguyên nhân lớn nhất khiến nguồn cung bất động sản khan hiếm nghiêm trọng là sự chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột trong các quy định pháp luật hiện hành.
Theo thống kê, từ 10.12.2015 đến cuối 2018, có tới 126 dự án nhà ở có quỹ đất tổng hợp bị tắc vì thủ tục đầu tư. Từ đó đến nay, các doanh nghiệp không còn trình xin đầu tư thêm dự án nào.
Bên cạnh đó, quy trình cấp phép hiện nay được thực hiện theo 4 bước. Trong đó, bước 4 cho phép doanh nghiệp được làm song song các thủ tục để rút ngắn thời gian nhưng quy định “chỉ khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất” đã biến quy trình song song trở thành quy trình tuần tự. Doanh nghiệp muốn thi công dự án phải trải qua tất cả các bước phía trên, mất rất nhiều thời gian.
Nhu cầu của người tiêu dùng
Dịch COVID-19 khiến nhu cầu trên thị trường bất động sản giảm tại một số khu vực, nghiêng về phía các tỉnh, còn tại TPHCM nhu cầu vẫn cao, cho nên giá căn hộ, đất nền, nhà ở riêng lẻ tại thị trường này vẫn tăng đều đều.
Dưới tác động từ dịch COVID-19, xu hướng mua đầu tư BĐS giảm, thay vào đó là nhu cầu mua ở thực gia tăng. Dòng sản phẩm căn hộ bình dân có nhu cầu tìm mua tăng lần lượt 25% và 33% ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Thị trường quý này cũng ghi nhận sự quan tâm lớn đến loại hình căn hộ mini, nhu cầu tìm kiếm dòng sản phẩm này tăng hơn 200% so với quý trước đó. Điều này phản ánh xu hướng ngày càng có nhiều người trẻ, gia đình trẻ ra ở riêng và có nhu cầu sở hữu các căn hộ nhỏ, vừa túi tiền hơn.
Kết Luận:
Tóm lại, thị trường bất động sản vẫn tồn taị nhiều các khó khăn trong việc phát triển các dự án mới chưa được giải quyết, nguồn cung sản phẩm ra thị trường khan hiếm. Xong theo đó là một loạt những yếu tố như về quá trình tiến hành các dự án, chi phí nhân công và các thủ tục pháp lý khác gây ảnh hưởng đến thị trường bất động sản ngày nay.
Mặc dù tình hình thị trường bất động sản có nhiều thay đổi . Tuy nhiên dự án Sun Grand City Thuỵ Khuê – dự án đang được phân phối chính thức bởi RETI vẫn đang chứng minh được sức hút của mình trên thị trường bất động sản.
Nếu bạn đang quan tâm về các tin tức bất động sản mới nhất hiện nay, hãy để RETI đồng hành cùng các bạn!