Chung cư không còn là cái hang

0
767

Nếu các dự án xanh không được hình thành thì các khu dân cư, khu đô thị sẽ bị mở rộng tại các thành phố khiến đô thị bê tông hóa hơn.

Trên tọa đàm “Không gian sống trong đô thị hiện đại”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều chia sẻ đô thị sống hiện đại trong mong muốn của người dân đều có yêu cầu chung về không gian đẹp, về kiến trúc xanh và thông minh. “Chung cư hiện nay không phải là một cái hang để chui ra chui vào nữa. Khoảng 20 năm về trước thì chung cư được coi là “hang ẩn náu” của cư dân mỗi khi đi làm về. Thì nay đã khác, là nơi đem lại cuộc sống lành mạnh, văn minh, tạo môi trường sống văn minh”.

Cũng theo ông Thiều, người Việt luôn muốn không gian sống gần gũi thiên nhiên, thân thiện với môi trường hơi hướng về thiên nhiên. Cũng là cơ sở để những nhà thầu, chủ đầu tư dự án đều quảng cáo dự án đó gần sông, hồ, nhiều cây xanh. Hay còn được gọi là bất động sản xanh. Một trong những khu đô thị nổi bật phải kể tới Ecopark. Lá phổi phía Bắc của Thủ đô. Nếu thị trường không xuất hiện nhiều dự án xanh nữa thì thị trường sẽ trở nên bê tông hóa. Nhiều “hang ẩn náu” xuất hiện sẽ khiến thị trường bị bê tông hóa. Lo ngại cho các thế hệ về sau, những người tiếp nối thị trường với không gian sống này phải đập đi xây lại. 

Nhận định về sự phát triển của thị trường, nhiều chuyên gia cũng đánh giá quy trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh chóng. Tuy đem lại nhiều giải pháp cư  trú cho cư dân, giải quyết được mặt bằng đô thị nhưng lại lấy đi không gian xanh, môi trường và nền văn hóa truyền thống nếu không được quan tâm đúng mức đến quy hoạch và kiểm soát phát triển đô thị một cách đầy đủ và bài bản. 

Theo thống kê của Tổ chức IQAir, Hà Nội luôn nằm trong top đầu những thành phố ô nhiễm nặng nè trên thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Trong khu đô thị hiện đại bên cạnh các căn hộ tiện nghi với đồ dùng thông minh thì vẫn tồn tại khói bụi, tiếng ồn, các không gian sinh hoạt cộng đồng thiếu thốn công viên, vườn hoa và cây xanh.

Phải có tầm nhìn dài hạn

Một khu đô thị lý tưởng phải có tầm nhìn dài hạn 10 năm, 20 năm thậm chí tới 30 năm nên nhà phát triển phải đón bắt tâm lý cũng như nhu cầu phát triển để có thể đi trước các văn bản pháp luật. Khi chủ đầu tư chú trọng tính tổng thể, có sự tương tác với thành phố, nhà nước thì có thể xây dựng các đô thị bền vững vừa thỏa mãn yếu tố lợi ích của người dân và thỏa mãn không gian sống tốt nhất cũng như tiêu thụ năng lượng tốt nhất cho các đô thị và cả thành phố. 

tam-nhin-bat-dong-san

Ở góc độ chủ đầu tư, TS. KTS. Tô Như Toàn, Chủ tịch Văn Phú – Invest cho rằng, người sử dụng là cư dân nên xây dựng đô thị xanh, thông minh làm sao phải để người dân thấu hiểu được bản chất vấn đề và chắc chắn phải để họ tham gia và đóng góp vào quá trình đó. Sau khi xây dựng xong phải có sự đào tạo, hướng dẫn cho các cư dân tham gia chung tay vào cùng duy trì sự bền vững này.

Nếu chúng ta không tuyên truyền, không hướng dẫn cư dân trong các đô thị để họ hiểu được khái niệm cũng như cách sử dụng thì các đô thị thông minh, đô thị xanh sẽ chỉ nêu ra rồi để đấy. Nhà đầu tư cần đồng hành sâu hơn trong vấn đề này. Làm sao để có thể song hành với cư dân thì việc phát triển mới bền vững được.

“Các chủ đầu tư, nhà nghiên cứu, KTS phải làm sao, có cách thức nào đó để tạo được môi trường sống xung quanh tốt nhất ngoài việc bán được căn nhà để sinh sống. Nếu làm được điều đó, tôi cho rằng việc kinh doanh sẽ tốt. Đó là tư duy mà chúng tôi – những người sát với cư dân, sát với người tiêu dùng nhất, cho rằng cần phải đáp ứng được. Đây chính là tâm lý, mong muốn của khách hàng”, ông nhận định.

Liên quan tới chính sách, ông Đỗ Viết Chiến kiến nghị, bản thân người dân và doanh nghiệp không thể tự làm được. Nhà nước phải có các quy định trong các quy hoạch, tạo ra kết nối với các khu vực xung quanh thì người dân mới có thể kết nối trong không gian sống. Ngay từ trong khâu quy hoạch đã phải làm rất rõ các nội dung này. Phải khẳng định là không gian sống không chỉ cho người dân trong đô thị mà phải phục vụ cả người dân sống xung quanh các đô thị đó.