Ý nghĩa của ngày Đại lễ Phật đản

0
309

Đại lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ tâm linh quan trọng của Phật giáo, được tổ chức khắp nơi trên thế giới vào ngày 15.4 âm lịch. Tuy nhiên, có một số quốc gia lại chọn ngày 8.4 âm lịch để tổ chức lễ hội này. Rốt cục, ý nghĩa Đại lễ Phật đản là ngày nào? Cùng RETI khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Tiểu sử ngắn về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra trong một gia đình hoàng tộc với cha là vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và mẹ là hoàng hậu Māyā. Vốn dĩ là hoàng tử, người kế vị ngai vàng, từ nhỏ Ngài đã được học tập và rèn luyện để trở thành vua dẫn đường cho đất nước Kapilavastu.

Tuy nhiên, Ngài đã từ bỏ tất cả để tìm kiếm chân lý cuộc đời và khám phá bốn sự thật quan trọng: khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, cách chấm dứt khổ đau và phương pháp để chấm dứt khổ đau (Tứ diệu đế). Nhờ những giảng dạy này, Ngài đã truyền lại phương pháp để con người có thể đạt được hạnh phúc và an lạc thực sự trong cuộc sống, thông qua việc thực hành chánh niệm và thiền định.

Ý nghĩa của ngày Đại lễ Phật đản 1

Ý nghĩa của Đại lễ Phật Đản

Ý nghĩa của Đại lễ Phật Đản là kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra ở thế kỷ thứ VII trước công nguyên dưới hình hài của một nhân vật lịch sử. Lễ hội này không chỉ là một nghi lễ tôn vinh Đức Phật mà còn là dịp để người Phật tử tụng kinh, cầu nguyện, tán dương vẻ đẹp của tâm linh và tình yêu thương vô biên của Đức Phật.

Ý nghĩa của ngày Đại lễ Phật đản 2

Phật Đản là ngày Đức Phật được sinh ra đời. Trước đây, các quốc gia theo truyền thống Bắc Tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức lễ Phật Đản vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, trong khi các quốc gia theo truyền thống Nam Tông lại tổ chức vào ngày rằm tháng 4 âm lịch. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo thế giới đầu tiên được tổ chức tại Tích Lan vào năm 1950, 26 đoàn Phật giáo của các nước thành viên đã đồng ý chọn ngày rằm tháng 4 âm lịch là ngày Phật Đản quốc tế hàng năm.

Đại đức Thích Minh Phú cũng cho biết rằng từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15.4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là một trong ba đại lễ cùng hợp thành Lễ Tam hợp được Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak, bao gồm lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn.

Hiện nay ở Việt Nam, một số tự viện tổ chức lễ Phật Đản theo ngày quốc tế, trong khi một số tự viện khác lại tổ chức vào ngày 8 tháng 4 âm lịch theo truyền thống cũ. Lễ này cũng được tổ chức trong một tuần, bắt đầu từ ngày mùng 8.4 đến rằm tháng tư âm lịch.

Ngoài việc kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, ngày này còn mang một ý nghĩa thiêng liêng hơn. Nó nhắc nhở cho các đệ tử Phật rằng, để tìm thấy chân tâm tự tánh và bản chất đích thực của mình, họ cần không ngừng tu tập và từ bỏ những thứ vô ích trong cuộc sống. Chỉ có như vậy, họ mới có thể trở về với chính mình và tìm thấy sự an lạc thực sự trong cuộc đời.