Cơ hội và thách thức khi đầu tư bất động sản 2022

0
954

Nhiều chuyên gia cho rằng, những tháng cuối năm 2022 sẽ là thời điểm thị trường bất động sản hội tụ cả cơ hội lẫn thách thức. Cùng Reti tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé!  

Các cơ hội đầu tư được hé lộ

Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cao cấp Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam, việc siết chặt tín dụng nhằm giúp Nhà nước có cơ hội chọn lựa và ưu tiên những doanh nghiệp, dự án có dòng tiền tốt ở các lĩnh vực khác nhau, tùy vào thời điểm và tình hình kinh tế. Ngoài ra, động thái này sẽ hạn chế việc vay tín dụng xấu, gây khó khăn cho các ngân hàng. 

“Thông báo điều chỉnh room tín dụng mới nhất của Ngân hàng Nhà nước là một động thái bẻ khóa tiền tệ tích cực, giúp trực tiếp bơm nguồn tiền vào nền kinh tế hậu COVID-19, từ đó tiếp sức cho các lĩnh vực và ngành nghề bao gồm dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và bất động sản”, ông Khương nhận định.  

Theo chuyên gia, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ hồi phục và phát triển kinh tế mạnh nhất thế giới trong giai đoạn sau đại dịch, giúp quốc gia thu hút nhiều sự quan tâm và nguồn đầu tư nước ngoài. Sau khi Chính phủ mở lại các chuyến bay quốc tế từ tháng 10 năm 2021, các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch và khách sạn, đã được hưởng lợi lớn. 

Nhiều cơ hội mở ra cho thị trường bất động sản hậu Covid-19
Nhiều cơ hội mở ra cho thị trường bất động sản hậu Covid-19

Yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cơ hội đầu tư tại quốc gia của họ ngày càng hạn chế, các khoản đầu tư cũng không có tính cạnh tranh cao như tại Việt Nam. “Đây sẽ là cơ hội cho việc phát triển nguồn lực cho dòng FDI ở Việt Nam, bao gồm thị trường bất động sản. Đối với một đất nước với hơn 100 triệu dân như Việt Nam, một siêu độ thị với hơn 10 triệu dân như TP.HCM, các khoản đầu tư này là rất quan trọng”, ông Khương bình luận thêm.   

Thực tế, số vốn ngoại đầu tư trực tiếp (FDI) giảm gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng trong đó, riêng vốn FDI rót vào ngành kinh doanh bất động sản lại tăng vọt với hơn 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tuy nhiên, vẫn còn đó những vướng mắc về hành lang pháp lý trong nhiều dự án bất động sản ở Việt Nam, gây do dự cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Các cơ hội đầu tư được hé lộ  
Các cơ hội đầu tư được hé lộ  

Những thách thức đang ở phía trước

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn 2022 – 2023, thị trường bất động sản tiếp tục đối diện với nhiều thách thức mới như: nguồn cung chưa dồi dào do thị trường ngày càng thận trọng; giá năng lượng, nguyên vật liệu có khả năng còn tăng.

Ông Phạm Lâm, Phó chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản cũng tin rằng Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và bơm các gói kích thích kinh tế quy mô lớn vào thị trường có thể giúp ngành địa ốc hưởng lợi kép. Lợi ích thứ nhất là dòng tiền giải ngân đầu tư công có thể hỗ trợ thị trường bất động sản thông qua các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng, giúp tài sản gia tăng giá trị. Lợi ích thứ hai là các gói kích thích kinh tế hồi phục góp phần tăng tiêu dùng, cải thiện sức mua, thúc đẩy nhu cầu sở hữu nhà đất để ở lẫn đầu tư.

Ngoài ra việc Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung nhiều luật liên quan đến bất động sản, theo ông Lâm, có thể giúp thị trường địa ốc tháo gỡ tồn tại nhiều năm qua, kích thích khơi thông nguồn cung và tạo cơ hội giải phóng hàng tồn kho.

Tuy nhiên, ông Lâm thừa nhận thách thức của thị trường bất động sản 2022 cũng không hề nhỏ. 

Thách thức thứ nhất là thị trường nhà ở đang bị lệch pha cung cầu, thiếu nhà giá thấp, thừa nhà giá cao.

Thách thức thứ hai là sự phục hồi sau đợt dịch lần thứ tư giữa các phân khúc và khu vực của thị trường chưa đồng đều. Ví dụ bất động sản nhà ở dần tìm được đà tái khởi động tích cực nhưng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn còn rất khó khăn, khu trung tâm hồi phục sớm nhưng vùng ven, vùng sâu vùng xa hồi phục chậm.

Thách thức thứ ba, theo Phó chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản, là các luật liên quan đến bất động sản đang được sửa đổi bổ sung theo hướng tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho thị trường nhưng thời gian chính sách đi vào thực tiễn có độ trễ lớn, thường mất 6-9 tháng để quy định mới đi vào cuộc sống. Điều này có thể khiến đà hồi phục của thị trường địa ốc bị chậm lại, lỡ mất cơ hội bắt nhịp với đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Ở góc nhìn thận trọng hơn, ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao GIBC quan ngại các thách thức của thị trường bất động sản 2022 lớn hơn cơ hội. Một mặt thừa nhận giải ngân đầu tư công, bơm các gói kích thích hỗ trợ phục hồi kinh tế quy mô lớn trong năm 2022 sẽ là đòn bẩy kích bất động sản tăng trưởng, mặt khác, ông Nghĩa lo thị trường địa ốc liên tục sốt giá, nguy cơ hình thành bong bóng.

Chuyên gia này phân tích, nhiều năm qua giá bất động sản liên tục tăng cao để lại nhiều lỗ hổng về giá trị thực. Thời cực thịnh 2016-2018 nguồn cung lớn, thanh khoản cao giá bất động sản tăng có thể xem là bình thường. Thế nhưng thời dịch bệnh hoành hành như năm 2020-2021 giá vẫn vọt lên, ít nhiều biểu hiện sốt đất giai đoạn này là bất thường, bao gồm cả hoạt động đấu giá đất.

Nhiều thách thức của thị trường bất động sản đặt ra vấn đề cấp bách cần được giải quyết 
Nhiều thách thức của thị trường bất động sản đặt ra vấn đề cấp bách cần được giải quyết 

Đến giai đoạn kích thích phục hồi kinh tế năm 2022, với lượng tiền khủng bơm ra thị trường, các lo ngại trượt giá, chi phí đầu vào tăng cao, càng khiến giá bất động sản chịu tâm lý leo thang. Diễn biến tăng giá liên tục cho thấy sự tích tụ dồn dập thời gian qua đang tiềm ẩn nguy cơ giá ảo và bong bóng bất động sản có thể phình to.

Ngoài ra, theo ông Nghĩa, thách thức của thị trường bất động sản năm 2022 còn nằm ở dấu hiệu thanh khoản giảm dần qua các năm. Dù sức mua có sự hồi phục rõ rệt trong mùa cao điểm bán hàng cuối năm 2021 so với 6 tháng đóng băng phòng dịch, thanh khoản thị trường tài sản đang đi xuống so với cùng kỳ cách đây 5-6 năm. Sự sụt giảm sức mua này cho thấy lực cầu của thị trường yếu dần và bất động sản mất thế độc tôn, đang bị một số kênh đầu tư khác chiếm thị phần.

Ông Nghĩa cảnh báo thêm, thị trường địa ốc năm 2022 có thể phải đối mặt với những đợt thanh lọc: siết tín dụng bất động sản, kiểm tra – thanh tra hoạt động phát hành trái phiếu ngành, tăng cường rà soát và hồi tố thuế thu nhập cá nhân từ giao dịch nhà đất… đều là thách thức khá nặng nề.

Lời kết

Dù vẫn có khó khăn nhưng bất động sản vẫn là nguồn đem lại lợi nhuận bền vững lúc này. Đặc biệt, thị trường bất động sản vẫn là kênh đầu tư thu hút nhiều sự quan tâm giới bất động sản trong và ngoài nước.

Nguồn dữ liệu bài viết tham khảo trên vnexpress.net