Tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chi tiết nhất 2023

0
204

Hợp đồng đặt cọc mua nhà đất là một trong những loại hợp đồng khá phổ biến được ký kết trước khi các bên (Bên mua và bên bán nhà đất) tiến hành xác lập hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng. RETI sẽ giới thiệu tới quý khách mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà chuẩn nhất về mặt pháp lý.

Hợp đồng đặt cọc mua nhà là gì? Giá trị pháp lý như thế nào?

Hợp đồng đặt cọc mua nhà là sự thỏa thuận đặt cọc giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Theo đó bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc tài sản đặt cọc trong một thời gian nhằm đảm bảo giao dịch hoặc thực hiện hợp đồng mua bán nhà.

Hợp đồng đặt cọc có những giá trị dưới đây:

– Góp phần làm cho các chủ thể trong hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai, nhà cửa có ý thức nghiêm túc hơn.

– Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ thể tham gia vào hợp đồng mua bán nhà đất.

– Công cụ pháp lý hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khi nghĩa vụ hợp đồng mua bán nhà đất bị vi phạm.

– Đảm bảo việc bù đắp thiệt hại. Cảnh báo mỗi bên phải có trách nhiệm đối với cam kết của mình nếu không muốn chịu bất lợi về vật chất do các vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán nhà…

Tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chi tiết nhất 2023 1

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chi tiết nhất 2023

Dưới đây là mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà hay cũng dùng là mẫu giấy đặt cọc mua đất chi tiết nhất để bạn tham khảo:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(Số: ……………./HĐĐC)

Hôm nay, ngày ……. tháng………. năm ……….., Tại…….……………………..……

Chúng tôi gồm có:

BÊN ĐẶT CỌC (BÊN A):

Ông (Bà): …………………………………………………………. Năm sinh:…………

CMND số: ……………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp …………………….….

Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………………………..

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC (BÊN B):

Ông (Bà)………………………..… Năm sinh:………………………………………….

CMND số: …………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp ………………….

Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………..………………………………………………..

Hai bên đồng ý thực hiện việc đặt cọc theo các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1: TÀI SẢN ĐẶT CỌC (1)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC

Thời hạn đặt cọc là: …………….., kể từ ngày ….. tháng …… năm ……

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC

Ghi rõ mục đích đặt cọc, nội dung thỏa thuận (cam kết) của các bên về việc bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

4.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Giao tài sản đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận;
  2. b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất tài sản đặt cọc;
  3. c) Các thỏa thuận khác …

4.2. Bên A có các quyền sau đây:

  1. a) Nhận lại tài sản đặt cọc từ Bên B hoặc được trả khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
  2. b) Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);
  3. c) Các thỏa thuận khác …

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

5.1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Trả lại tài sản đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
  2. b) Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho Bên A (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);
  3. c) Các thỏa thuận khác …

5.2. Bên B có các quyền sau đây:

  1. a) Sở hữu tài sản đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được).
  2. b) Các thỏa thuận khác …

ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

7.1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

7.2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

7.3. Các cam đoan khác…

ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

8.1. Hai bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình được thỏa thuận trong hợp đồng này.

8.2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

8.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ……. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm …….

Hợp đồng được lập thành …. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

BÊN A                                                                               BÊN B

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                                     (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: (1) Mô tả chi tiết về tài sản đặt cọc (khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác).Riêng đối với các tài sản là bất động sản thì cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về đặt cọc.

>>> TẢI NGAY: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chi tiết nhất 2023

Tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chi tiết nhất 2023 2

Những lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc mua nhà

Để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng đặt cọc trước pháp luật, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây để tránh những sự cố phải giải quyết trước tòa án nhé!

– Về hình thức hợp đồng đặt cọc:

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản

Theo quy định của bộ luật dân sự, luật đất đai, luật nhà ở thì các giao dịch với các tài sản này phải có công chứng và phải đăng ký, tuy nhiên cũng không có quy định nào cụ thể bắt buộc giao dịch đặt cọc là phải có công chứng mới hợp pháp.

Thực tiễn xét xử của tòa án về hợp đồng đặt cọc cho thấy tòa án vẫn chấp nhận giá trị pháp lý của hợp đồng đặt cọc không có công chứng theo quy định tại điều 358 bộ luật dân sự.

– Về nội dung hợp đồng đặt cọc:

Nhằm đảm bảo giao kết một hợp đồng dân sự khác.

Nhằm thực hiện một hợp đồng dân sự đã giao kết đúng với thỏa thuận.

Nội dung thỏa thuận của Hợp đồng đặt cọc của các bên không được trái với quy định của pháp luật, không trái đạo đức và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

– Về vi phạm – bồi thường hợp đồng đặt cọc:

Khi hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.

Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền mà các bên xác định là tiền đặt cọc hay tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền đặt trước. Bản chất ở trường hợp của bạn là việc đặt cọc chính là đặt một khoản tiền trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hợp đồng dân sự.

Tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chi tiết nhất 2023 3

Những thông tin về mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà trên đây sẽ giúp bạn trong quá trình giao dịch mua bán đất. Để đảm bảo tính hợp pháp, ban nên soạn thảo các điều khoản chặt chẽ và thỏa thuận kí kết giữa hai bên. RETI xin chúc các bạn luôn mạnh khỏe, thành công!