Khi chưa sẵn sàng tài chính, việc vay tiền mua nhà từ ngân hàng là giải pháp tối ưu để bạn nhanh chóng sở hữu căn nhà mơ ước. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích trước khi vay vốn ngân hàng mua nhà, khách hàng theo dõi để quá trình vay vốn diễn ra thuận lợi, nhanh chóng nhất!
Nội dung bài viết
1. Đảm bảo vốn tự có từ 30 – 40% giá trị căn nhà
Theo tư vấn của các chuyên gia tài chính, khách hàng nên chuẩn bị vốn tự có khoảng 30 – 40% giá trị căn nhà. Tỷ lệ tự có này giúp đảm bảo rằng khách hàng có đủ khả năng chi trả mỗi tháng mà không gặp khó khăn, không ảnh hưởng tới các kế hoạch chi tiêu hàng tháng và giảm áp lực trả lãi cho ngân hàng. Đây là một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn tiền có sẵn và nguồn đi vay khi mua nhà, vì giá nhà đất luôn thay đổi, nếu như chờ tích lũy được khoản tiền cao hơn thì lúc đó giá nhà có thể đã lên cao và khách hàng lại rơi vào vòng lặp tiết kiệm.
Vì vậy, việc mua nhà khi đã có nguồn vốn khoảng 30 – 40%% sẽ giúp bạn sớm sở hữu căn nhà mơ ước với mức giá tối ưu nhất.
2. Lựa chọn hình thức vay phù hợp
Hiện nay có hai hình thức vay phổ biến được nhiều khách hàng lựa chọn vay vốn ngân hàng để mua nhà đó chính là:
Vay thế chấp: Vay vốn ngân hàng bằng hình thức thế chấp cần có tài sản bảo đảm cho khoản vay. Tài sản thế chấp có giá trị tương đương hoặc phải cao hơn số tiền vay.
Vay tín chấp: Hình thức vay ngân hàng này phụ thuộc vào độ uy tín và khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, đặc biệt không yêu cầu tài sản thế chấp.
3. Cần có tài sản đảm bảo để vay thế chấp mua nhà
Theo lời khuyên của chuyên gia tài chính, bạn nên có tài sản đảm bảo để vay thế chấp mua nhà. Bởi khi có tài sản đảm bảo, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận các khoản vay và được duyệt vay nhanh hơn, số tiền lãi vay thấp hơn và thời hạn vay dài hơn.
Những tài sản mà bạn có thể dùng để đảm bảo cho khoản vay là: Nhà đất, ô tô, sổ tiết kiệm… do chính bạn là chủ sở hữu. Tài sản có giá trị càng lớn thì sẽ được duyệt vay nhanh hơn và hạn mức vay cũng cao hơn.
4. Hiểu đúng về lãi suất vay tiền mua nhà
Đặc điểm của vay mua nhà là hạn mức cao và thời hạn vay dài (có thể lên tới 30 năm). Việc nắm rõ lãi suất vay ngân hàng khi mua nhà trong suốt kỳ hạn vay sẽ giúp bạn tính toán chính xác số tiền phải trả hàng tháng, từ đó dễ dàng cân đối tài chính để hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ vay.
Theo đó, lãi suất vay mua nhà trong suốt thời gian vay sẽ không cố định. Mức lãi suất vay mua nhà gồm: lãi suất ưu đãi và lãi suất thả nổi.
Lãi suất ưu đãi: là mức lãi suất thấp ban đầu được ngân hàng đưa ra để thu hút khách hàng vay vốn.
Lãi suất thả nổi: là loại lãi suất được tính dựa theo các chỉ số thị trường, không cố định trong một khoảng thời gian nhất định và thường cao hơn lãi suất ưu đãi.
Thông thường, thời gian đầu khi vay (6 tháng hoặc 12 tháng) sẽ áp dụng mức lãi suất ưu đãi. Sau khi hết thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ được thả nổi.
Xem thêm: 6 cách giúp xác định chân dung khách hàng bất động sản
5. Lựa chọn thời gian vay phù hợp
Tâm lý của những khách hàng khi đi vay thường có mong muốn thanh toán khoản nợ một cách nhanh chóng nhất, nên thường sẽ có xu hướng lựa chọn vay trong thời gian ngắn, tuy nhiên, số tiền gốc bạn phải trả định kỳ sẽ cao và có thể gây áp lực tài chính, ảnh hưởng tới chi tiêu trong cuộc sống. Với kỳ hạn vay dài, bạn sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn nhưng sẽ giảm áp lực tài chính bởi phần nợ gốc định kỳ được chia nhỏ.
Dựa trên nhu cầu và năng lực tài chính cá nhân, bạn hãy lựa chọn thời hạn vay phù hợp để giảm áp lực tài chính, tối ưu số tiền lãi phải trả hàng tháng, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ trả nợ mà không bị nợ xấu.
6. Duy trì mức thu nhập ổn định hàng tháng
Khi vay ngân hàng mua nhà thì nghĩa vụ của người vay là phải đảm bảo khả năng thanh toán. Để thực hiện tốt nghĩa vụ này thì bạn cần phải duy trì mức thu nhập ổn định hàng tháng, từ đó hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ vay mà không ảnh hưởng tới chi tiêu chung.
Trước tiên, bạn lên kế hoạch cụ thể là cần có thu nhập hàng tháng là bao nhiêu để đảm bảo khả năng trả nợ và chi tiêu cho cuộc sống. Sau đó, tính toán với nguồn thu nhập hiện tại thì có thể cân đối được chi tiêu hay không. Đồng thời, bạn nên tìm kiếm thêm các cơ hội mới để có thêm nguồn thu nhập phụ.
7. Nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng vay
Nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng vay giúp bạn hạn chế được những trục trặc trong suốt quá trình vay. Bạn cần chắc chắn đã hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản liên quan tới:
- Thời hạn thanh toán: Chính là khoảng thời gian mà bạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Mức tiền hàng tháng cần trả: Là số tiền bao gồm gốc và lãi cần phải trả hàng tháng hoặc định kỳ.
- Phí phạt trả nợ trước hạn: Là số tiền phí mà người vay cần phải trả khi thanh toán nợ trước hạn.
- Phí phạt trả chậm: Là số tiền phạt khi khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn.
Bên cạnh đó, khi có tài chính dư dả thì bạn nên tính toán giữa phí trả nợ trước hạn với số tiền lãi cần thanh toán nếu trả đúng hạn. Để từ đó, bạn có được quyết định phù hợp nhất khi có khả năng thanh toán trước hạn.
8. Lựa chọn ngân hàng uy tín
Khách hàng khi vay ngân hàng mua nhà nên lựa chọn những ngân hàng uy tín, thời gian hoạt động lâu năm trên thị trường tài chính. Những ngân hàng này sẽ có vốn đăng ký kinh doanh lớn và triển khai đa dạng các gói vay, đặc biệt là nhiều gói vay ưu đãi theo từng thời kỳ. Bạn có thể đánh giá dựa vào một số tiêu chí dưới đây:
- Lãi suất ưu đãi: Chọn ngân hàng cho vay mua nhà với lãi suất tốt sẽ giúp bạn chủ động lập kế hoạch tài chính phù hợp và ổn định cuộc sống.
- Hạn mức vay vốn: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, các ngân hàng sẽ thẩm định và hỗ trợ từ 70 – 80% trên tổng giá trị căn nhà vay mua. Bạn nên cân nhắc ngân hàng nào có hạn mức cho vay phù hợp với khả năng tài chính hiện tại.
- Thời gian cho vay linh hoạt: Tùy vào khả năng thanh toán và số tiền cần vay, khách hàng có thể tính toán để lựa chọn thời gian vay phù hợp.
Trên đây là những thông tin mà RETI muốn chia sẻ cho các bạn về kinh nghiệm vay tiền mua nhà từ ngân hàng. RETI chúc bạn sớm tìm được một nơi ở, một tổ ấm riêng cho bản thân mình! Đừng quên theo dõi những kiến thức bổ ích về Bất động sản, nghề môi giới Bất động sản tại: reti.vn/blog.
Xem thêm thông tin về RETI tại đây.