Thực trạng thị trường bất động sản hiện nay ở Việt Nam

0
2566

Sau một năm 2020 đầy biến động, thị trường bất động sản năm 2021 đã và đang ghi nhận tiếp tục trên đà phục hồi từ quý III-2020 và dự báo sức cầu hồi phục thị trường sẽ tương đương 70% của năm 2019. Theo đó, phân khúc bất động sản công nghiệp đang và sẽ là “điểm sáng” nổi bật của thị trường bất động sản. Đồng thời, thị trường nhà ở luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, khách hàng và có thể sẽ là phân khúc tiếp tục phát triển hơn so với năm 2020.

Những thay đổi ấy đã diễn ra như thế nào? Cùng RETI tìm hiểu thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, những nguyên nhân và dự đoán xu hướng của thị trường bất động sản trong vài năm tới qua bài viết dưới đây!

Vòng tròn khép kín của thị trường bất động sản ở Việt Nam

Thực trạng thị trường bất động sản hiện nay ở Việt Nam 1
Chu kỳ của thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản luôn phát triển theo một chu kỳ, mỗi chu kỳ có thể kéo dài từ 7 đến 10 năm. Mọi diễn biến trong chu kỳ đều ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế như hệ thống tài chính, ngân hàng, xây dựng, xây dựng, vật liệu… Đối với các nhà đầu tư bất động sản, có thể nắm bắt được thông tin về những biến động trong mỗi giai đoạn của chu kỳ là rất quan trọng, vì nó quyết định đến việc bạn lựa chọn mua BĐS có đúng thời điểm hay không, giá có hợp lý nhất không. 

Đọc thêm Hiểu chu kỳ bất động sản để sẵn sàng cho cơ hội 10 năm mới xuất hiện.

Nếu theo dõi các giai đoạn của thị trường bất động sản ở Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy thị trường bất động sản diễn biến theo hình Sin bất đối xứng theo chu kỳ vòng tròn khép kín gồm: Tăng trưởng – ổn định – bùng nổ – trầm lắng phục hồi và quay lại tăng trưởng.

Tổng quan thị trường Bất động sản ở Việt Nam từ 1993 đến nay

thực trạng thị trường bất động sản hiện nay

Thực trạng thị trường Bất động sản hiện nay tại Việt Nam

Trong vòng 3 năm qua, rất hiếm dự án được cấp phép mới, nhất là dự án nhà giá rẻ và nhà xã hội. Thêm vào đó, đại dịch Covid-19 càng làm tăng thêm khó khăn cho thị trường. Nhìn một cách toàn cảnh, thị trường bất động sản vẫn có thể phát triển ổn định, lành mạnh, hình thức chuyên nghiệp hơn và đặc biệt rủi ro được giảm đi nhiều so với những thời kỳ trước. Tuy nhiên, sức mua của thị trường bất động sản đang gặp những vấn đề khó khăn và có dấu hiệu sụt giảm.

Hành lang pháp lý chưa có sự đồng bộ

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là hệ thống pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản ở Việt Nam còn chưa đồng bộ. Hành lang các văn bản pháp lý điều chỉnh thị trường bất động sản, xây dựng, giao dịch, quản lý bất động sản còn chồng chéo và tiến hành chậm.

Việc các cơ quan chức năng chậm phê duyệt cấp phép xây dựng dự án, hay tạm dừng dự án đang triển khai để rà soát, kiểm tra… là nguyên nhân dẫn đến giảm nguồn cung, kéo theo lượng giao dịch bất động sản giảm. Mặt khác, công tác quy hoạch, đền bù, phê duyệt dự án… đều bị siết chặt, trong khi nhu cầu triển khai dự án của nhà đầu tư lại rất cao. Điều này đã từng được Chính phủ nhắc nhở việc các cơ quan quản lý nhà nước còn có hiện tượng né trách nhiệm, dẫn đến sự chậm trễ trong việc phê duyệt, triển khai dự án và thu hút đầu tư.

Thực trạng thị trường bất động sản hiện nay ở Việt Nam 2
Hành lang pháp lý chưa hđồng bộ

Với trường hợp bất khả kháng như đại dịch, pháp lý tốt sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua và phát triển bền vững. Pháp lý rõ ràng sẽ hỗ trợ cho tính thanh khoản của sản phẩm; trong trường hợp không thanh khoản ngay được tại thị trường thì doanh nghiệp vẫn tìm được các phương án phù hợp để tạo ra tính thanh khoản, hỗ trợ quá trình đầu tư.

Ngân hàng siết chặt tín dụng vay bất động sản ở Việt Nam

Thông tư 22/2019/TT-NHNN do Nhà nước vừa ban hành quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đáng chú ý, nhà điều hành tiếp tục siết mạnh với cho vay bất động sản khi chính thức đưa ra lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn.

ngan hang siet chat bat dong san o viet nam
Ngân hàng siết chặt tín dụng vay BĐS

Cụ thể, từ 1/1/2020 – 30/9/2020 tỷ lệ này là 40%; 1/10/2020 – 30/9/2020 là 37%; 1/10/2021 – 30/9/2022 là 34% và kể từ 1/10/2022 sẽ giảm xuống còn 30%.

Đặc biệt, bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%. Ví dụ như hệ số rủi ro mà các nhà băng phải áp dụng khi trích lập dự phòng cho các khoản vay cá nhân dư nợ từ 3 tỷ đồng sẽ là 150%

GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cũng cho rằng, quy định này sẽ khiến thị trường bất động sản ở Việt Nam, đặc biệt là phân khúc nhà ở cao cấp gặp khó.

“Thị trường bất động sản tại Việt Nam ổn định không chỉ bởi vốn của chủ đầu tư dự án mà chính là nhờ vốn của các khách hàng, nhà đầu tư thứ cấp, hộ gia đình cá nhân. Trong khi đó, hầu hết người mua nhà trên thị trường hiện nay đều phải vay vốn từ ngân hàng. Các ngân hàng huy động vốn của người dân sau đó cho vay với lãi suất của tín dụng thương mại. Với cơ chế tín dụng này, lãi suất đã ở mức rất cao, xấp xỉ 10%/năm. Nếu có thêm quy định siết cho vay mua nhà ở cao cấp với giá trên 3 tỷ đồng, thị trường sẽ gặp khó.”

Các bê bối của một số công ty Bất động sản ở Việt Nam

Các vụ bê bối liên quan đến lừa đảo, phân lô trái phép, lập dự án ma… bị phanh phui khiến khách hàng lo lắng và cảnh giác. Do đó, việc lựa chọn các công ty bất động sản minh bạch, có số liệu rõ ràng và có giải pháp công nghệ là xu hướng trong những năm tới.

Vốn cho thị trường bất động sản năm 2021

Các yếu tố chi phối dòng vốn

Thị trường vẫn giữ nguyên trạng thái chênh lệch cung – cầu bất động sản nhà ở cho người có thu nhập thấp và trung bình kéo dài nhiều năm qua là do nhu cầu khá rất lớn, nhưng nguồn cung hạn hẹp. Trong khi đó, phân khúc bất động sản bán lẻ, nghỉ dưỡng, khách sạn vẫn chịu thiệt hại nặng nề bởi đại dịch Covid-19; còn phân khúc văn phòng, đất nền, chung cư chịu ảnh hưởng nhẹ hơn…

Nhìn chung, thị trường bất động sản năm 2021 đang nhận được nhiều xung lực phát triển hơn năm 2020 từ sự điều chỉnh cơ cấu nhanh nhạy theo tình hình dịch bệnh; mở rộng áp dụng công nghệ vào bán hàng; tăng tốc độ giải ngân đầu tư công và cả những kỳ vọng từ việc sửa đổi bổ sung luật về huy động vốn từ các quỹ, như: Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2021.

Năm 2021 còn là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội mười năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm năm 2021-2025 mới, với các e-kip lãnh đạo mới hình thành sau bầu cử Quốc hội, HĐND và UBND, có nhiều động lực và quyết tâm triển khai các dạng đề án, dự án phát triển bất động sản đa dạng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Hơn nữa, năm 2021 đang là thời điểm lãi suất thấp nhất trong 15 năm qua, do đó các hộ gia đình, người trẻ sẽ thuận lợi để mua nhà, hay đầu tư. Những động thái trên đây đã, đang và sẽ có sức chi phối, định vị dòng vốn chảy vào các phân khúc thị trường nêu trên.

Có thể bạn quan tâm Bất động sản nghỉ dưỡng là gì? Cơ hội khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng.

Xu hướng dòng tiền vào bất động sản 2021

Thực trạng thị trường bất động sản hiện nay ở Việt Nam 3
Vốn đầu tư được dự báo sẽ hội tục vào phân khúc BĐS công nghiệp

Vốn đầu tư trên thị trường bất động sản chắc chắn sẽ hội tụ và gia tăng cho phân khúc bất động sản công nghiệp; đặc biệt, đầu tư bất động sản phục vụ hoạt động logicstics (hậu cần và kho bãi) sẽ ngày càng trở thành động lực lớn cho thị trường. Điều này được quyết định do kỳ vọng tăng thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển thương mại điện tử nhờ các Hiệp định Thương mại tự do và xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất trên thế giới. Đồng thời năm 2021 cũng là thời điểm chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực gồm quỹ đất, cơ sở hạ tầng… để thu hút các nhà đầu tư khi dịch bệnh được kiểm soát. Nguồn vốn này chủ yếu huy động từ ngân hàng và vốn tự có của nhà đâu tư hạ tầng chuyên nghiệp.

Vốn đang và sẽ tiếp tục tăng cho các dự án BĐS nhà ở vừa túi tiền sẽ được phát triển mạnh mẽ và năm 2021 vẫn tiếp tục là phân khúc chủ đạo vì đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân. Vốn đầu tư tự có, vốn vay ngân hàng và cả vốn huy động từ người mua cũng sẽ gia tăng cho phát triển các sản phẩm bất động sản nhà ở đáp ứng nhu cầu “đô thị trong đô thị” hay “bất động sản tích hợp” môi trường sống xanh, lành mạnh và những khu dân cư được quy hoạch tốt với tiện ích đa dạng, nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng sống ngày càng cao hơn của người dân, cũng như từ yêu cầu nghiêm ngặt hơn trong quản lý nhà nước (Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định việc quy hoạch khu đô thị, khu dân cư tập trung phải hướng tới phát triển khu đô thị sinh thái, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, bảo đảm tỷ lệ diện tích cây xanh, mặt nước, cảnh quan theo quy định của pháp luật). Điều này sẽ giúp định hướng phát triển bền vững ngành xây dựng và thị trường bất động sản trong năm 2021 và cả trong trung hạn, dài hạn.

Đặc biệt, năm 2021, dòng vốn đầu tư vào ngành bất động sản y tế và chăm sóc sức khỏe sẽ gia tăng; trong đó, vốn sẽ tập trung nhiều hơn cho phát triển các dạng kho lạnh phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cho các loại sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ như vaccine, mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm…

Vốn đầu tư vào BĐS du lịch sẽ không chỉ hướng tới vùng biển, mà sẽ lan tỏa tới những vùng có lợi thế rừng núi có khả năng khai thác kinh doanh tốt; đặc biệt, tập trung vào những dự án phát triển hạ tầng du lịch có quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại về hạ tầng, đa dạng về chức năng cung ứng dịch vụ, có cơ hội khai thác kinh doanh tốt và bền vững. Cơ hội thu hút vốn sẽ mở ra đối với hoạt động đầu tư chuyển đổi mô hình nhà nghỉ dưỡng theo xu hướng tập trung thành “các khu, đặc khu kinh tế nghỉ dưỡng xanh”, thay vì các nhà nghỉ dưỡng đơn lẻ, tự phát như thời gian qua… Các đặc khu kinh tế – y tế nghỉ dưỡng này có thể tham khảo mô hình nước ngoài, như của Indonesia trung tâm du lịch y tế với nhiều tiện ích, bao gồm bệnh viện quốc tế, công viên sinh thái, khu thương mại, chợ nghệ thuật, khách sạn, nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt là người cao tuổi, giúp giảm số người xuất cảnh với mục đích khám, chữa bệnh.

Các quy định mới gỡ bỏ nút thắt thiếu hụt nguồn cung

Các dòng vốn đầu tư bất động sản năm 2021 cũng mở rộng hơn nhờ thực thi các quy định mới, tiêu biểu như:

– Theo Luật Đầu tư 2020, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong một số trường hợp nhất định. Với trường hợp có nhiều nhà đầu tư được chấp thuận thì việc xác định chủ đầu tư sẽ theo quy định của Luật Xây dựng. Theo quy định cũ, dự án phải có 100% đất ở mới được chỉ định chủ đầu tư cũng được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế là hầu hết dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp.

– Theo Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, dự án sử dụng các nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân (dự án sử dụng vốn khác) mà pháp luật về đầu tư có quy định phải lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án thì chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, khắc phục được sự thiếu thống nhất và thiếu đồng bộ giữa các khái niệm nhà đầu tư và chủ đầu tư trước đây. Luật cũng đã giảm bớt được thủ tục thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định trước đây do đã được tích hợp trong hồ sơ thủ tục cấp giấy phép xây dựng.

Cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở, đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn khác được xây dựng tại khu vực không có quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn cũng là điểm mới. Ngoài việc bổ sung công trình được miễn giấy phép xây dựng như quảng cáo, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động…, thời gian cấp giấy phép xây dựng cũng rút ngăn lại chỉ còn thời hạn 20 ngày, ít hơn 10 ngày so với trước đây; đồng thời, bỏ quy định về điều kiện bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình…

– Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu giúp tháo gỡ được điểm tắc nghẽn lâu nay của các dự án bất động sản về thủ tục giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu dự án bất động sản.

– Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, cho phép được bù trừ số tiền thuế thu nhập mà các doanh nghiệp đã nộp thừa (tổng giá trị khoảng 4.875 tỷ đồng) vào số thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2020 đến hết năm 2024.

– Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đã hình thành hành lang pháp lý phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn của xã hội và giảm thiểu rủi ro cho thị trường vốn và nhà đầu tư.

Thực trạng thị trường bất động sản hiện nay ở Việt Nam 4
Huy động vốn dễ dàng và an toàn hơn

– Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai có nhiều quy định mới tháo gỡ được vướng mắc của dự án đầu tư, dự án nhà ở, nhất là cơ chế xử lý đối với các thửa đất do Nhà nước quản lý nằm xen kẽ trong các dự án đầu tư, dự án nhà ở và cơ chế xử lý đối với trường hợp mua tài sản gắn liền với đất; trong đó, có phần diện tích đất mà người đang sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng để thực hiện dự án đầu tư và quy định thời hạn sử dụng đất đối với trường hợp này; về giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; về cơ chế giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý; về quy định khu vực được thực hiện dự án phân lô, bán nền và quy định chặt chẽ điều kiện phân lô, bán nền dự án nhà ở; về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa để quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình trạng phân lô, bán nền…

Tất cả những điều chỉnh trên được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ nút thắt thiếu hụt nguồn cung, “thổi làn gió mới” vào thị trường bất động sản. Năm 2021, cơ hội và các dòng đầu tư bất động sản nhiều hơn, song cũng đòi hỏi các doanh nghiệp và các nhà đầu tư chủ động và tích cực hơn trong thay đổi tư duy, mô hình – phương thức kinh doanh phù hợp, an toàn và hiệu quả hơn; tránh dùng đòn bẩy quá lớn, nhất là kinh doanh kiểu “ tay không bắt giặc”, hoặc “mượn đầu heo nấu cháo”…

Giá bất động sản ở Việt Nam tăng hay giảm trong vài năm tới

Dù thị trường đang trong giai đoạn khó khăn nhưng giá bất động sản vẫn trên đà tăng. Nhiều yếu tố cho thấy, xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong vài năm tới.

Nếu năm 2002 giá nhà tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) trung bình chỉ khoảng 11 triệu đồng/m2 thì hiện nay giá tại khu vực này đã tăng lên 33 lần ở ngưỡng trên 360 triệu đồng/m2. Trong khi đó, gần 2 thập kỷ qua, giá vàng chỉ tăng khoảng 8 lần lên mức khoảng 55 triệu đồng/m2. Như vậy, tốc độ tăng giá của bất động sản cao gấp 4 lần tốc độ tăng giá của vàng trong gần 20 năm qua.

gia nha tang cua thi truong bat dong san o viet nam
Giá bất động sản vẫn trên đà tăng trưởng

Tại Hà Nội, giá bán căn hộ chung cư bình dân khoảng 24,8 triệu đồng/m2, căn hộ chung cư trung cấp khoảng 31 triệu đồng/m2, căn hộ chung cư cao cấp khoảng 37,7 triệu đồng/m2 (tăng khoảng 0,24% so với quý II/2020). Đối với nhà ở riêng lẻ, giá tăng khoảng 0,03%. Còn tại TP. Hồ Chí Minh, mức giá bán dao động từ 30 – 50 triệu đồng/m2 (tăng khoảng 0,35% so với quý II/2020).

Báo cáo thị trường bất động sản quý III/2020 của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, bất động sản nhà ở chưa có xu hướng giảm giá mà vẫn tăng theo quý. Và cũng theo khảo sát từ Navigos, hiện giá nhà tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đang cao hơn 28 lần so với thu nhập của người trẻ, như vậy chỉ trong vòng 10 năm nữa, việc sở hữu được nhà tại các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội sẽ khó khăn không kém Thượng Hải, Bắc Kinh lúc này.

Xem thêm bài viết: Giá nhà sẽ tiếp tục tăng do thị trường bất động sản thiếu nguồn cung

Trên đây RETI đã tổng hợp những tin tức mới nhất về thực trạng thị trường bất động sản hiện nay. Cùng đón chờ những bài viết khác từ RETI nhé.

Thị trường BĐS Việt Nam đang ở giai đoạn nào của chu kỳ BĐS?

Có thể nói thị trường bất động sản Việt Nam đang ở cuối chu kỳ BĐS thứ 4 kể từ khi luật đất đai ra đời vào 1993. Sau thời kỳ phát triển nóng thì năm 2018 thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại và đi xuống. Năm 2021 là năm được rất nhiều chuyên gia BĐS dự đoán là năm thị trường chuyển biến tích cực, bắt đầu thời kỳ tăng trưởng mới.

Những bất cập của thị trường BĐS Việt Nam hiện nay?

– Hành lang pháp lý chưa có sự đồng bộ: Hành lang các văn bản pháp lý điều chỉnh thị trường bất động sản, xây dựng, giao dịch, quản lý bất động sản còn chồng chéo và tiến hành chậm.
– Ngân hàng siết chặt tín dụng vay bất động sản ở Việt Nam: Thông tư 22/2019/TT-NHNN do Nhà nước vừa ban hành quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đáng chú ý, các Ngân hàng tiếp tục siết mạnh với cho vay bất động sản khi chính thức đưa ra lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn.
– Các bê bối của một số công ty Bất động sản ở Việt Nam: Các vụ bê bối liên quan đến lừa đảo, phân lô trái phép, lập dự án ma… bị phanh phui khiến khách hàng lo lắng và cảnh giác.

Dòng vốn cho thị trường bất động sản năm 2021 có xu hướng như thế nào?

– Vốn đầu tư trên thị trường bất động sản chắc chắn sẽ hội tụ và gia tăng cho phân khúc bất động sản công nghiệp; đặc biệt, đầu tư bất động sản phục vụ hoạt động logicstics (hậu cần và kho bãi).
– Vốn đang và sẽ tiếp tục tăng cho các dự án BĐS nhà ở vừa túi tiền sẽ được phát triển mạnh mẽ và năm 2021 vẫn tiếp tục là phân khúc chủ đạo vì đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân.
– Dòng vốn đầu tư vào ngành bất động sản y tế và chăm sóc sức khỏe sẽ gia tăng.
– Vốn đầu tư vào BĐS du lịch sẽ không chỉ hướng tới vùng biển, mà sẽ lan tỏa tới những vùng có lợi thế rừng núi có khả năng khai thác kinh doanh tốt.

Giá bất động sản ở Việt Nam tăng hay giảm trong vài năm tới?

Dù thị trường đang trong giai đoạn khó khăn nhưng giá bất động sản vẫn trên đà tăng. Nhiều yếu tố cho thấy, xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong vài năm tới.
Báo cáo thị trường bất động sản quý III/2020 của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, bất động sản nhà ở chưa có xu hướng giảm giá mà vẫn tăng theo quý. Và cũng theo khảo sát từ Navigos, hiện giá nhà tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đang cao hơn 28 lần so với thu nhập của người trẻ, như vậy chỉ trong vòng 10 năm nữa, việc sở hữu được nhà tại các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội sẽ khó khăn không kém Thượng Hải, Bắc Kinh lúc này.

RETI là Công ty phân phối, phát triển và đầu tư BĐS ứng dụng công nghệ. Bằng sự kết hợp giữa công nghệ và con người, nền tảng giao dịch BĐS online và phương thức offline, RETI chắc chắn mang lại nhiều giá trị và trải nghiệm đột phá cho khách hàng cũng như chủ đầu tư, giúp họ mua – bán giao dịch BĐS dễ dàng, minh bạch và hiệu quả.
Hiện nay, RETI đã và đang phân phối rất nhiều dự án lớn trên cả nước, như: Sun Grand Boulevard, Sun Riverside Village, BRG Diamond Residence, Sun Grand City Thuỵ Khuê, Meyhomes Capital Phú Quốc, Sun Grand City Feria Hạ Long, Sunshine Crystal River, Sun Onsen Village Limited Edition, Sun Grand City Hillside Residence, Vegacity Nha Trang…
Website: https://reti.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/retiproptech
Hotline: 098 712 6898
Email: support@reti.vn