Tỉ lệ bán BĐS du lịch cho người nước ngoài bao nhiêu là hợp lý?

0
802

Câu chuyện Bộ xây dựng đề xuất kiến nghị cho các cá nhân, tổ chức người nước ngoài được sở hữu BĐS du lịch tại Việt Nam dường như vẫn còn đang rất hot. Thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của giới chuyên gia cũng như cộng đồng. Vậy câu hỏi đặt ra là: Tỉ lệ bán BĐS du lịch cho người nước ngoài bao nhiêu thì hợp lý?

Tỉ lệ bán BĐS du lịch cho người nước ngoài bao nhiêu là hợp lý? 1

Góc nhìn của chuyên gia

Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam – ông Sử Ngọc Khương cho rằng, đây là việc nên làm. Chúng ta đang kêu gọi nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS Việt Nam, tại sao lại cấm người nước ngoài sở hữu BĐS tại Việt Nam, bao gồm BĐS du lịch.

Vị chuyên gia này chỉ ra các điểm lợi khi cho phép các cá nhân, tổ chức nước ngoài mua BĐS du lịch tại Việt Nam, ngoài việc gỡ khó cho thị trường BĐS du lịch, dưới góc nhìn thương mại thì việc mua, ở, đầu tư BĐS du lịch miễn sao người sao người mua đáp được nghĩa vụ thuế, phí theo quy định của nhà nước Việt Nam, chứng minh được dòng tiền mua là dòng tiền sạch. Trên thực tế, theo ông Khương, việc người mua BĐS (bao gồm cả BĐS du lịch) ở các quốc gia lân cận đã diễn ra khá phổ biến.

Tỉ lệ bán BĐS du lịch cho người nước ngoài bao nhiêu là hợp lý? 2

Ngoài ra, việc cho phép người nước ngoài mua BĐS du lịch Việt Nam cũng chính là hình thức xuất khẩu tại chỗ. BĐS là tài sản có giá trị lớn, việc người nước ngoài sở hữu BĐS du lịch hay căn nhà tại Việt Nam thì tài sản đó vẫn nằm ở Việt Nam, miễn là chúng ta kiểm soát tốt an ninh, chính trị, thuế phí. Hình thức sở hữu này cũng được xem như lưu trú tại Việt Nam. Thậm chí, ông Khương cho biết, việc sở hữu BĐS du lịch tại Việt Nam còn tăng thêm chi tiêu, tiêu dùng, dòng tiền về Việt Nam ở các lĩnh vực khác cũng tăng theo.

Cùng quan điểm, chuyên gia BĐS cá nhân Nguyễn Thái Huy cho hay, du lịch là ngành công nghiệp không khói của Việt Nam, cũng là một trong những ngành nhiều tiềm năng phát triển nhất. Việt Nam nổi tiếng với với những danh lam thắng cảnh trải dài từ Bắc vào Nam. Theo đó, sự đóng góp của ngành du lịch cũng rất to lớn, chiếm khoảng 8,5% tổng GDP. Gần 16 triệu khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam mỗi năm là cơ hội tốt để chúng ta quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới cũng như làm tiền đề phát triển BĐS du lịch.

Ông Huy nhấn mạnh rằng ông hoàn toàn ủng hộ việc cho phép người nước ngoài sở hữu BĐS du lịch tại Việt Nam. Vì đó là cơ hội tốt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài về Việt Nam, phát triển mạnh hơn ngành du lịch nước nhà, từ đó kéo theo các ngành kinh doanh khác như dịch vụ, sản xuất, ăn uống…v.v. Và mang lại ảnh hưởng tích cực đến thị trường BĐS nói chung. Song song với đó thì việc quản lý, cũng như đưa ra những quy định chặt chẽ của pháp luật sẽ giúp dung hòa được 2 yếu tố phát triển kinh tế du lịch và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Chia sẻ với báo chí trước đó, ông Nguyễn Đình Trung – Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cũng cho rằng, đứng ở góc độ của ngành kinh doanh BĐS, Nhà nước cho phép các cá nhân, tổ chức nước ngoài được mua và sở hữu BĐS du lịch là hoàn toàn có lợi. Ngoài việc tệp khách hàng được mở rộng không chỉ trong nước mà trên khắp thế giới, khách hàng quốc tế còn thúc đẩy các CĐT mạnh dạn đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm ở các phân khúc cao cấp, sang trọng để có thể đáp ứng nhu cầu và hầu bao dồi dào của khách quốc tế.

Cũng theo ông Trung, một khi ngành BĐS du lịch nghỉ dưỡng có cơ sở phát triển thì du lịch sẽ phát triển mạnh hơn, người dân địa phương sẽ có nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập.

Tỉ lệ bán BĐS du lịch cho người nước ngoài bao nhiêu là hợp lý?

Tỉ lệ bán BĐS du lịch cho người nước ngoài bao nhiêu là hợp lý? 3

“Chúng ta có thể tham khảo Luật Nhà ở năm 2014 với tỉ lệ số lượng căn hộ được phép bán cho người nước ngoài ở mức 30%/dự án. BĐS du lịch do bản chất và mô hình khác nên tỉ lệ có thể khác biệt và theo lộ trình riêng”

Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Viet Nam.

Theo các chuyên gia, thực tế quy định của Luật nhà ở 2014 đã cho phép các cá nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở khi đầu tư dự án nhà ở tại Việt Nam (bao gồm nhà riêng lẻ, căn hộ chung cư), nếu kiến nghị để cá nhân, tổ chức ngoài sở hữu thêm BĐS du lịch Việt Nam cũng sẽ không làm thay đổi bản chất vấn đề. Thậm chí, theo một số chuyên gia, tỉ lệ quy định việc sở hữu bao nhiêu BĐS nên phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của thị trường thay vì thắt chặt bao nhiêu %, dĩ nhiên là tỉ lệ này phải được quan tâm chặt chẽ tới việc đảm bảo an ninh quốc gia và được kiểm soát theo khu vực.

Trong nửa đầu năm 2020, thị trường BĐS Việt Nam nói chung, BĐS du lịch nói riêng đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, giao dịch giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Số lượng tồn kho BĐS tăng mạnh. Tồn kho BĐS chủ yếu là căn hộ cao cấp và căn hộ du lịch. Theo các chuyên gia, việc sửa đổi Luật để người nước ngoài được sở hữu BĐS du lịch Việt Nam là một giải pháp cần được tính toán đường dài chứ không chỉ là câu chuyện trước mắt.

“Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo Luật Nhà ở năm 2014 với tỉ lệ số lượng căn hộ được phép bán cho người nước ngoài ở mức 30%/dự án. BĐS du lịch do bản chất và mô hình khác nên tỉ lệ có thể khác biệt và theo lộ trình riêng”,