Tham vọng của Vingroup khi tham gia bất động sản công nghiệp

0
991

Theo ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup cho biết: “Vingroup xác định bất động sản công nghiệp sẽ là mảng kinh doanh chính và quan trọng trong tương lai bởi lĩnh vực này mang lại dòng tiền thường xuyên”.  

bat-dong-san-cong-nghiep

Tầm nhìn của Vingroup

Không chỉ phục vụ cho việc đón sóng chuyển dịch đầu tư, mảng kinh doanh mới này còn là bước đệm cho VinFast với tham vọng phát triển mạng lưới công nghiệp phụ trợ. 

Chính điều này, bất động sản công nghiệp đang trở thành cái tên được Vingroup theo đuổi với những động thái rõ ràng cụ thể như tăng vốn từ 70 tỷ lên 6.000 tỷ cho công ty con phụ trách mảng này. Đặc biệt đầu tháng 4 vừa qua, Vinhomes IZ đề xuất đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Thủy Nguyên (Hải Phòng) trên diện tích 319 ha, với tổng vốn hơn 4.000 tỷ đồng. Điều này càng chúng tỏ tham vọng rất lớn của Vìgroup đối với mảng kinh doanh bất động sản công nghiệp này.

Tại phiên họp thường niên tổ chức tuần qua, lãnh đạo Vingroup và Vinhomes lý giải việc quyết định đầu tư là tận dụng cơ hội từ điều kiện vĩ mô và xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). “Vingroup xác định bất động sản công nghiệp sẽ là mảng kinh doanh chính và quan trọng trong tương lai bởi lĩnh vực này mang lại dòng tiền thường xuyên”, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup nói.

Dù vậy, việc đón sóng đầu tư vẫn chưa phải yếu tố chính bởi quyết định phát triển bất động sản công nghiệp còn mang theo tham vọng rất lớn của Vìgroup về việc mở rộng hệ sinh thái mảng sản xuất. Theo bà Nguyễn Diệu Linh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinhomes thì những khách hàng mục tiêu ban đầu của mảng bất động sản công nghiệp sẽ là các đơn vị trong chuỗi cung ứng linh kiện ôtô với mục đích tạo ra hệ sinh thái xung quanh VinFast về cả yếu tố sản xuất và địa lý.

 

Tham vọng của Vingroup khi tham gia bất động sản công nghiệp 1

Nhìn lại thị Việt Nam luôn khao khát phát triển ngành công nghệ phụ trợ cụ thể là ngành sản xuất ôtô trong hơn hai thập kỷ qua.  Tỷ lệ nội địa hóa ôtô ở Thái Lan đã lên đên 80% trong khi đó Việt Nam đến nay trung bình mới đạt 7-10%. Theo đánh giá của Bộ Công Thương thì ngành sản xuất ôtô nội địa chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi, trong khi các sản phẩm được nội địa hóa, phần lớn là hàm lượng công nghệ thấp như săm, lốp, ghế ngồi, gương, khung vỏ, kính…

Nhận thức được điều này, Vingroup đã xác định VinFast là trọng tâm trong tương lai, có thể thay đổi thực tế này, đặc biệt với chiến lược phát triển khu công nghiệp. Do vậy, Vingroup sau khi xây dựng nhà máy đã kéo những tên tuổi lớn trong ngành phụ trợ như ZF, Lear, Faurecia, Antolin, Aapico, LG Chem, VinFast – An phát, Nexmo, Namyang về khu tổ hợp VinFast ở Hải Phòng. 

Tham vọng của Vingroup khi tham gia bất động sản công nghiệp 2

“Trước mắt chúng tôi sẽ tìm kiếm khách thuê mảng khu công nghiệp là những đơn vị trong chuỗi cung ứng cho VinFast, sau đó sẽ mở rộng các đối tượng khác”, Chủ tịch Vinhomes nói.

Cụ thể, việc thành lập riêng một đơn vị quản lý sẽ tạo ra sự rõ ràng hơn trong mô hình kinh doanh. Khu tổ hợp VinFast sẽ được chuyển sang bất động sản công nghiệp do Vinhomes quản lý và VinFast trở thành một trong các khách hàng thuê đầu tiên.

Việc tách bạch giữa bất động sản công nghiệp và sản xuất cũng tránh sự chồng chéo trong quản lý tại VinFast, đồng thời tạo ra một hệ thống thu hút đầu tư thích hợp.

Theo đại diện Vinhomes cho biết mục tiêu là mảng bất động sản công nghiệp sẽ đóng góp khoảng 10% tổng doanh thu. Căn cứ theo kế hoạch doanh thu năm 2020, mảng này có thể mang về 14.000-15.000 tỷ đồng trong tương lai. Con số này chỉ đứng sau quy mô doanh thu mảng kinh doanh bất động sản và mảng bán lẻ đã thoái vốn.

Như vậy có thể thấy, bất động sản công nghiệp đang lọt vào tầm ngắm của tập đoàn lớn mạnh Vingroup. Với tiềm lực mạnh và tham vọng thay đổi ngành sản xuất ôtô cũng như phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Điều này không chỉ đem đến lợi nhuận lớn cho tập đoàn mà có ý nghĩa rất lớn đối với cả người dân Việt Nam.

Xu hướng dịch chuyển vốn vào bất động sản công nghiệp

Theo nhận định của các chuyên gia, xu hướng dịch chuyển dòng vốn vào nhà, xưởng, đất công nghiệp đang hình thành và có thể bùng nổ trong thời gian tới. Cụ thể, mặc dù phần lớn các ngành nghề đều chịu những ảnh hưởng của Covid-19 nhưng bất động sản công nghiệp là phân khúc vẫn không ngừng nóng lên. Bằng chứng là sự xuất hiện của các dòng vốn đầu tư trong nước và quốc tế (FDI) vào các khu chế xuất, khu công nghiệp Việt Nam liên tục tăng lên.

bất động sản công nghiệp

Theo ghi nhận, có nhiều nhóm đại gia muốn kinh doanh theo quy mô lớn, tham vọng trở thành chủ đầu tư của cả khu công nghiệp với nhu cầu săn lùng những quỹ đất lên đến 500-1.000 ha. Trong khi đó, một bộ phận nhà đầu tư khác đang đổ vốn vào bất động sản công nghiệp là các nhà sản xuất với mục tiêu chủ động mở rộng diện tích nhà xưởng.

Bên cạnh các điểm nóng hút vốn đầu tư bất động sản công nghiệp như TP HCM, Hà Nội, thành phố vệ tinh như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… cũng đang được các nhà đầu tư thăm dò quỹ đất làm nhà, xưởng. Đây đều là những tỉnh có vị trí thuận lợi, nguồn lực và nhân công dồi dào, cơ sở hạ tầng đồng bộ và kết nối giao thông hiệu quả cho việc vận chuyển, kho bãi lưu trữ và logistics tới các thành phố lớn.

Các chuyên gia cũng đưa ra ba lý do để giải thích cho xu thế này. Trước hết là sự ổn định về kinh tế, với tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam từ 6,5 đến 6,8% và tăng tương đối đều đều trong nhiều năm. Cùng với đó, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tương đối lớn với hệ thống giao thông phát triển, đặc biệt là lực lượng lao động dồi dào với giá nhân công tương rẻ hơn so với các nước trong khu vực.

Ngoài ra, thị trường bất động sản Việt Nam cũng thăng hạng đáng kể về chỉ số minh bạch bất động sản GRETI, góp phần củng cố niềm tin của các chủ đầu tư bất động sản.

bất động sản công nghiệp

Nhìn từ bức tranh chung của nền kinh tế thế giới trong bối cảnh đại dịch, có thể nhận thấy tình hình hiện tại vừa là điểm cộng và vừa là điểm trừ của kênh đầu tư bất động sản công nghiệp tại Việt Nam. Ngoài những khó khăn trước mắt, điểm cộng được hiểu theo hướng dịch bệnh tạo động cơ thúc đẩy để các nhà đầu tư chuyển dịch mối quan tâm sang các thị trường khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, thay vì thị trường Trung Quốc.

Trên đây là cái nhìn toàn cảnh về tiềm năng của phân khúc bất động sản công nghiệp tại Việt Nam. Bạn đọc có thể cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường BĐS qua những bài viết cùng chuyên mục tại đây