Chi tiết thủ tục pháp lý mua bán nhà

0
1294

 Nhà đất có thể coi như toàn bộ gia tài của nhiều gia đình hay cá nhân bởi giá trị khổng lồ của nó. Chính vì vậy, việc mua bán cần được cân nhắc kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ những thủ tục, quy định pháp lý khi mua bán nhà trước khi ra quyết định để loại bỏ những rủi ro không đáng có.

pháp lý mua bán nhà

Quy định pháp luật

Luật Nhà ở Điều 118 quy định, để nhà ở được đưa vào giao dịch, mua bán, cho tặng, thế chấp, thừa kế, ủy quyền…cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo đúng Quy định Pháp luật
  • Không có tranh chấp về quyền sở hữu
  • Đất còn trong thời hạn sử dụng.
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Giấy tờ giao dịch cần thiết

Các thủ tục pháp lý về giao dịch nhà đất luôn được sửa đổi bổ sung để bắt kịp những biến động bất định của thị trường bất động sản và đồng thời thắt quản lý và hạn chế rủi ro tranh chấp. Do đó, việc cập nhật thông tin pháp lý khi mua bán nhà và những quy định thay đổi là rất cần thiết cho khách hàng để quá trình mua bán được diễn ra thuận lợi nhất có thể.

Sau nhiều đợt chỉnh lý bổ sung, hiện nay, người thực hiện giao dịch mua – bán nhà đất cần chuẩn bị cho mình các loại giấy tờ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận Quyền sử dụng nhà đất (sổ đỏ, sổ hồng).
  • Thông báo nộp lệ phí trước bạ.
  • CMND/Hộ chiếu và Hộ khẩu còn trong thời hạn sử dụng của cả 2 bên.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: đăng ký kết hôn, xác nhận độc thân; văn bản thỏa thuận tài sản riêng chung của vợ chồng.
  • Văn bản uỷ quyền công chứng và bản chính CMND/Hộ chiếu và Hộ khẩu của người được ủy quyền (trong trường hợp có ủy quyền).

Để mang tính hợp lệ và đủ điều kiện thực thi, giấy tờ, văn bản, hợp đồng liên quan phải được chứng thực theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, bao gồm: hợp đồng chuyển nhượng, cho tặng, thế chấp, góp vốn, quyền sử dụng, văn bản thừa kế…

Quy trình pháp lý mua bán nhà đất

Trước khi tiến hành giao dịch chính thức, các bên liên quan cần mang đầy đủ các loại giấy tờ trên đến phòng hoặc văn phòng công để yêu cầu chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch, đồng thời, nộp hồ sơ kê khai và đóng lệ phí trước bạ tại Chi cục thuế cấp quận, huyện trở lên hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Chi tiết thủ tục pháp lý mua bán nhà 1

Sau khi hoàn tất công chứng, người mua và người bán cần kiểm tra và rà soát các giấy tờ đưa ra để chỉnh lý hay bổ sung kịp thời và hợp đồng sẽ được soạn theo yêu cầu của hai bên giao dịch.

Hợp đồng được thống nhất, hai bên tiến hành ký tên, lăn tay và đưa tới công chứng viên để công chứng hợp đồng, đóng lệ phí công chứng và nhận bản chính hợp đồng.

Ngoài ra, trong quá trình thảo luận hợp đồng mua bán, các bên cần ghi rõ những nội dung sau:

  • Tên và địa chỉ của các bên giao dịch;
  • Đặc điểm của sản phẩm bất động sản;
  • Giá và phương thức thanh toán (trường hợp có thỏa thuận về giá);
  • Thời gian bàn giao;
  • Quyền và nghĩa vụ và cam kết của các bên;
  • Thỏa thuận khác (nếu có);
  • Thời gian ký kết và chữ ký của các bên.

Hi vọng với bài viết này, RETI mong bạn đã có những hành trang cơ bản về thủ tục pháp lý khi mua bán nhà để có thể tự tin thực hiện các giao dịch.