Bất động sản là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trong cuộc đời mỗi người. Chính vì thế, việc mua bán bất động sản cần phải được xem xét và cân nhắc rất cẩn trọng. Dưới đây là những chú ý quan trọng nhất mà mỗi người cần lưu tâm khi tiến hành mua bán bất động sản.
Vậy nếu bạn muốn việc mua bán bất động sản thuận lợi và trôi chảy nhất, đừng bỏ qua bài viết dưới đây do RETI tổng hợp.
Nội dung bài viết
Kiểm tra uy tín chủ sở hữu bất động sản
Việc kiểm tra kỹ lưỡng uy tín chủ sở hữu có thể là vấn đề mà bạn không nên bỏ qua nhất khi chuẩn bị mua bất động sản. Việc nắm rõ các thông tin nền, thông tin những dự án đã và đang thực hiện của chủ đầu tư giúp bạn cảm thấy an toàn hơn khi mua bất động sản.
Dưới đây là những tiêu chí xác định chủ đầu tư uy tín:
- Tra cứu tiểu sử chủ đầu tư
Bạn cần tìm hiểu xem chủ đầu tư có tiểu sử tốt không? Có đã và đang đầu tư sản phẩm gì cho thị trường? Chủ đầu tư nhận được đánh giá tốt từ khách hàng. Để nắm bắt các thông tin này, bạn cần kiểm tra các thông tin uy tín từ nguồn trong và ngoài nước, khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng, những người dân đang sinh sống ở khu vực xung quanh dự án. So sánh, đánh giá các thông tin do chủ đầu tư cung cấp và các thông tin tập hợp được.
- Thông tin chủ đầu tư
Cụ thể là các thông tin về tên công ty đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế, số năm hoạt động, chứng từ, pháp lý, hồ sơ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp,…
- Chất lượng dự án
Chất lượng các dự án được đánh giá thông qua quá trình vận hành và quản lý những dự án trước đó, đã bàn giao đến khách hàng.
- Tiến độ thực hiện dự án và các cam kết
Vấn đề này được thể hiện trong quá trình triển khai như các nhà thầu xâu dựng, ngân hàng hợp tác cho vay.
- Quá trình hợp tác với đơn vị phân phối
Các đơn vị phân phối là những sàn giao dịch bất động sản có uy tín, từng phân phối nhiều sản phẩm trên thị trường, minh bạch trong việc cung cấp thông tin của dự án đến cho khách hàng và làm việc một cách chuyên nghiệp.
- Năng lực tài chính
Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn,…).
Ngoài ra bạn cần kiểm tra những giấy tờ quan trọng có liên quan tới danh tính của chủ sở hữu đất như Giấy chủ quyền sử dụng đất, chứng minh thư của người sở hữu bất động sản. Bạn cần có những kiểm tra và so sánh cần thiết như thông tin của người sở hữu đất với ngoài chứng minh nhân dân có giống nhau không. Nếu cảm thấy thông tin không chắc chắn, hãy kiểm tra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với bản lưu tại phường hay tổ dân phố. Tốt nhất là gặp trực tiếp chủ sở hữu bất động sản trước khi đặt cọc hợp đồng.
>>> Loại hình căn hộ dịch vụ HOT nhất 2020.
Kiểm tra bất động sản có nằm trong vùng bị quy hoạch hay không
Có rất nhiều người bán đất, bán nhà là vì lý do vướng quy hoạch. Hãy kiểm tra xem liệu bất động sản có nằm trong vùng bị quy hoạch không trước khi đặt cọc để tránh tình trạng đất mua xong nhưng không thể sử dụng được.
Có những cách sau đây để nhận biết đất có bị quy hoạch hay không:
- Kiểm tra thông tin trên sổ đỏ.
Nếu đất đã có sổ đỏ (hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì thông tin quy hoạch thường sẽ được ghi trực tiếp tại phần ghi chú trong sổ, trong đó nêu rõ lô đất này đang trong diện quy hoạch nào. Người mua có thể xem xét quy hoạch đó có phù hợp với mình hay không để tiến hành thực hiện mua đất.
- Liên hệ công ty, dịch vụ nhà đất ở địa phương
Những công ty làm việc trong lĩnh vực nhà đất ở địa phương làm kinh doanh dựa trên đất đai nên sẽ nắm được vấn đề quy hoạch ở địa phương. Vì vậy, những công ty này sẽ giúp khách hàng nắm được thông tin quy hoạch một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.
- Liên hệ cơ quan chức năng có thẩm quyền tại nơi có đất
Để xác định điều này bạn có thể đến trực tiếp Phòng Tài nguyên Môi trường quận, huyện nơi có nhà đất để hỏi cụ thể. Các cán bộ chức năng sẽ giúp tra cứu bản đồ quy hoạch và giải đáp liệu nhà đất mình mua có nằm trong khu quy hoạch tương lai không.
- Sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến
Hiện nay, ở một số quận tại các thành phố lớn có hỗ trợ tra cứu thông tin quy hoạch đất đai online trên mạng hoặc qua các ứng dụng điện thoại, giúp tiết kiệm thời gian cho người dân. Tuy nhiên, cách làm này không thể áp dụng trong mọi trường hợp, do công cụ trực tuyến chưa được phát triển rộng rãi ở nhiều địa phương.
Nhìn chung, việc có nên mua đất trong quy hoạch không còn tùy thuộc vào mục đích và điều kiện của mỗi người. Nếu bạn xác định mua đất là để sinh sống ổn định lâu dài mà thấy đất đó nằm trong quy hoạch làm đường giao thông, hay những loại quy hoạch khác không được xây dựng nhà ở thì không nên mua vì sẽ bị thu hồi trong quá trình sử dụng.
>>> Shophouse là gì? 2020 có nên đầu tư vào Shophouse không?
Xem xét bất động sản có bị chặn giao dịch chuyển nhượng không
Các trường hợp bất động sản bị chặn giao dịch chuyển nhượng:
- Do vi phạm xây dựng.
- Do chiếm dụng và tranh chấp.
- Do kiện tụng và đang bị thi hành án.
Hậu quả của việc đặt cọc những mảnh đất như vậy là bạn có khả năng mất cọc gần như là 100%, bởi vì chủ nhà chỉ đang lừa người mua và người môi giới mà thôi.
Chú ý vấn đề soạn thảo nội dung hợp đồng đặt cọc và thỏa thuận các phí khác
Dưới đây là những điều khoản chính yếu khi soạn thảo hợp đồng mà bạn cần quan tâm chú ý:
- Số tiền đặt cọc.
- Thời hạn đạt cọc.
- Số tiền thanh toán khi ra công chứng.
- Thoả thuận các khoản phí thuế.
- Thỏa thuận đền cọc, mất cọc nếu có quy định khác.
Nhiều người mắc sai lầm là bỏ qua, không chú ý các loại phí chung cư phải trả hằng tháng như phí quản lý chung cư, phí giữ xe, phí thu nhặt rác thải, phí sinh hoạt với các tài sản chung và tiện ích công cộng, tiền điện, nước, cáp internet… Nếu không đảm bảo minh bạch các loại phí này, khả năng phải chịu thiệt thòi vì các loại phí có giá trên trời hoàn toàn có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm Lãi suất vay mua nhà ngân hàng nào thấp nhất?
Xem xét giấy tờ đảm bảo về mặt pháp lý
Tất cả các vấn đề pháp lý đều cần được người mua nhà kiểm tra kỹ càng để tránh những rắc rối, rủi ro về sau.
Các giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công văn giao đất của UBND thành phố/tỉnh sở tại, Giấy phép đầu tư dự án, Giấy phép xây dựng; Thẩm định thiết kế cơ sở, chiều cao, mật độ, Quyết định cho phép triển khai dự án của UBND thành phố/tỉnh. Cụ thể bạn cần:
Kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án
Giấy phép kinh doanh của chủ đầu tư
Giấy phép kinh doanh này nhằm đảm bảo chủ đầu tư có đủ cơ sở pháp lý để xây dựng và kinh doanh dự án bất động sản. Nếu bạn không mua căn hộ trực tiếp từ chủ đầu tư dự án mà thông qua các đại lý phân phối, khách hàng cần yêu cầu cung cấp các giấy tờ pháp lý như giấy phép kinh doanh, văn bản đồng ý của chủ đầu tư cho phép đại lý được giao bán căn hộ.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đây là giấy tờ quan trọng chứng minh dự án đã giải phóng xong mặt bằng và đất xây dự án là “đất sạch”, không có tranh chấp pháp lý có thể gây rắc rối về sau.
Xem thêm Căn hộ suite là gì? Tổng hợp dự án sở hữu mẫu căn hộ suite.
Giấy phép xây dựng
Các dự án căn hộ ngang nhiên xây dựng khi chưa có giấy phép sẽ bị xử phạt, thậm chí đình chỉ thi công, việc đó làm trễ tiến độ dự án và ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mua trừ trường hợp những dự án thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng (theo Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014).
Văn bản chấp thuận đầu tư
Văn bản chấp thuận đầu tư nhằm đảm bảo sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc đầu tư xây dựng dự án căn hộ của chủ đầu tư đó.
Biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng dự án
Theo Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì điều kiện mở bán là phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng dự án.
Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư
Một số loại thuế, phí mà chủ đầu tư phải nộp khi xây dựng và mở bán dự án căn hộ bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, lệ phí môn bài, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp…
Khi chủ hộ có nhu cầu làm thủ tục xin sổ hồng, cơ quan nhà nước sẽ kiểm tra tình trạng thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với thửa đất đó. Trường hợp chủ đầu tư còn nợ tiền thuế đất, cơ quan nhà nước có thể từ chối cấp sổ hồng. Vì vậy, khách hàng cần kiểm tra kỹ thông tin này trước khi xuống tiền mua nhà.
Việc công chứng hợp đồng đặt cọc
Giá trị pháp lý của hợp đồng qua công chứng là được ghi nhận và bảo đảm về mặt nội dung, hình thức cũng như tính pháp lý của văn bản đó.
Luật không quy định bắt buộc phải thực hiện việc công chứng đối với hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bất động sản, để bảo đảm tính pháp lý cũng như phòng ngừa trường hợp tranh chấp xảy ra, bạn nên thực hiện việc công chứng Hợp đồng đặt cọc.
Tìm hiểu thêm Bất động sản là gì? Một số đặc điểm cơ bản của bất động sản.
Khi giao dịch tiến hành mua bán bất động sản, bạn cần hết sức chú ý để tránh rơi vào những trường hợp lừa đảo, mất tiền, tốn thời gian, không được sở hữu bất động sản. Để không mắc phải những sai lầm khi mua bất động sản sơ cấp, người mua nên chú ý, cẩn trọng trong từng bước. Theo dõi chi tiết các vấn đề mua bán bất động sản có liên quan tại RETI Proptech – nền tảng giao dịch bất động sản online đầu tiên tại Việt Nam.
RETI là Công ty phân phối, phát triển và đầu tư BĐS ứng dụng công nghệ. Bằng sự kết hợp giữa công nghệ và con người, nền tảng giao dịch BĐS online và phương thức offline, RETI chắc chắn mang lại nhiều giá trị và trải nghiệm đột phá cho khách hàng cũng như chủ đầu tư, giúp họ mua – bán giao dịch BĐS dễ dàng, minh bạch và hiệu quả. Hiện nay, RETI đã và đang phân phối rất nhiều dự án lớn trên cả nước, như: Sun Grand Boulevard, Sun Riverside Village, BRG Diamond Residence, Sun Grand City Thuỵ Khuê, Meyhomes Capital Phú Quốc, Sun Grand City Feria Hạ Long, Sunshine Crystal River, Sun Onsen Village Limited Edition, Sun Grand City Hillside Residence, Vegacity Nha Trang… Website: https://reti.vn/ Fanpage: https://www.facebook.com/retiproptech Hotline: 098 712 6898 Email: support@reti.vn |